ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KẾT HỢP CỦA SÓNG XUNG KÍCH TRONG GIẢM ĐAU VÙNG CỘT SỐNG THẮT LƯNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Thị Tâm Vũ 1,, Văn Đạt Nguyễn 1, Thị Thu Hà Nguyễn 2
1 ĐH Y Dược Thái Nguyên
2 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị kết hợp sóng xung kích trong giảm đau cột sống thắt lưng tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả can thiệp so sánh trước sau điều trị có đối chứng trên 90 bệnh nhân bị đau vùng cột sống thắt lưng điều trị tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. Kết quả: sau 15 ngày ở nhóm can thiệp tỷ lệ không đau chiếm 38,7%, còn đau nhẹ cao nhất 62,2%, không có bệnh nhân đau mức độ nặng và vừa. Độ giãn cột sống thắt lưng ở nhóm can thiệp mức độ tốt và khá chiếm 97,8%. Tầm vận động gập mức độ tốt chiếm 40%, duỗi mức độ tốt 48,9%, nghiêng trái phải mức độ tốt chiếm 42,2%, xoay trái phải mức độ tốt chiếm 46,7%. Kết luận: sóng xung kích mang lại hiệu quả giảm đau tốt cho bệnh nhân đau cột sống thắt lưng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hà Hồng Hà (2009), Nghiên cứu hiệu quả của áo nẹp mềm cột sống thắt lưng trong điều trị bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Trường đại học Y Hà Nội., 65 - 69.
2. Nguyễn Thị Thu Hương (2003), Đánh giá tác dụng điều trị đau thần kinh tọa thể phong hàn bằng điện châm các huyệt giáp tích từ L5-S1. Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường đại học Y Hà Nội, 75-77.
3. Nguyễn Văn Hải (2007), Đánh giá kết quả điều trị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm bằng bấm kéo nắn. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường đại học Y Hà Nội.
4. Nghiêm Hữu Thành (2007), “Những cơ sở khoa học của điện châm - bấm huyệt - tắm thuốc trong điều trị đau cột sống cổ và cột sống thắt lưng”, Kỷ yếu Hội thảo Điều trị đau cột sống cổ và cột sống thắt lưng, những tiến bộ khoa học hiện đại và châm cứu, tr.6-17.
5. Vũ Thị Tâm, Nguyễn Phương Sinh (2018), Kết quả bước đầu ứng dụng sóng xung kích trong điều trị viêm quanh khớp vai tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Tạp chí Y Học Việt Nam Tập 472 tháng 11 số đặc biệt 2018 trang 160 - 165.
6. Denise L Olsen, Ronald F Bybee (2009), Centralization of symptoms and lumbar range of motion in patients with low back pain. Physiotherapy Theory and Practice, Vol.25(No.4), 257-267
7. Lee D, Han H (2015), The effects of extracorporeal shock wave therapy on pain, disability, and depression of chronic low back pain patients. J. Phys. Ther. Sci.;27:397–399. doi: 10.1589/jpts.27.397.