DỊ DẠNG TĨNH MẠCH GALEN ĐIỀU TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP NỘI MẠCHTẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Lê Đình Công 1, Trần Phan Ninh 1,2, Nguyễn Văn Long 1, Trần Văn Dự 1, Hoàng Văn Hưởng 1, Nguyễn Văn Sang 2,3,
1 Bệnh viện nhi trung ương
2 Đại học y dược Thái Nguyên
3 Bệnh viện E

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng và đặc điểm can thiệp nội mạch của bệnh nhân dị dạng tĩnh mạch Galen. Phương pháp: Mô tả cắt ngang chùm ca bệnh dị dạng tĩnh mạch Galen được điều trị bằng phương pháp can thiệp nội mạch tại bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2019-2020. Kết quả: 4/7 trường hợp (TH) được chẩn đoán trước sinh vào quí 3 thai kỳ, 2/7 TH có suy tim gặp ở trẻ sơ sinh, ở trẻ > 1 tháng tuổi có 3/5 không triệu chứng, 2/5 gặp đầu to. 5/7 TH có ĐM cấp máu cho ổ dị dạng từ ĐM mạch mạc trước hoặc ĐM mạch mạc sau hoặc cả 2, 2/7 TH dị dạng cónhánh từ ĐM não sau và ĐM não trước cấp máu cho ổ dị dạng. Thể thành gặp trong 3/7 TH, 4/7 TH còn lại là thể mạch mạc. Tỷ lệ xoá hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn ổ dị dạng là 3/7 TH đều gặp ở thể thành. Ghi nhận 2/7 TH có biến chứng trôi vật liệu nút mạch về xoang tĩnh mạch dẫn lưu và 1/7 TH có tắc ĐM đùi hai bên. Kết luận: Can thiệp nội mạch mang lại hiệu quả trong điều trị dạng tĩnh mạch Galen.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Raybaud C.A., Strother C.M.,Hald J.K. Aneurysms of the vein of Galen: embryonic considerations and anatomical features relating to the pathogenesis of the malformation. Neuroradiology, 1989. 31(2): p. 109-28.
2. Lasjaunias P.L. et al. The management of vein of Galen aneurysmal malformations. Neurosurgery, 2006. 59(5 Suppl 3): p. S184-94; discussion S3-13.
3. Khullar D., AndeejaniA.M., BulsaraK.R. Evolution of treatment options for vein of Galen malformations. J Neurosurg Pediatr, 2010. 6(5): p. 444-51.
4. Geibprasert S. et al. Predicting factors for the follow-up outcome and management decisions in vein of Galen aneurysmal malformations. Childs Nerv Syst, 2010. 26(1): p. 35-46.
5. Hartung J. et al. Detection of an aneurysm of the vein of Galen following signs of cardiac overload in a 22-week old fetus. Prenat Diagn, 2003. 23(11): p. 901-3.
6. Chevret L. et al. Severe cardiac failure in newborns with VGAM. Prognosis significance of hemodynamic parameters in neonates presenting with severe heart failure owing to vein of Galen arteriovenous malformation. Intensive Care Med, 2002. 28(8): p. 1126-30.
7. Andeweg J. The anatomy of collateral venous flow from the brain and its value in aetiological interpretation of intracranial pathology. Neuroradiology, 1996. 38(7): p. 621-8.
8. Wagner K.M. et al. Vein of Galen Malformations: The Texas Children's Hospital Experience in the Modern Endovascular Era. Oper Neurosurg (Hagerstown), 2019. 17(3): p. 286-292.
9. Jones B.V. et al. Vein of Galen aneurysmal malformation: diagnosis and treatment of 13 children with extended clinical follow-up. AJNR Am J Neuroradiol, 2002. 23(10): p. 1717-24.