ĐÁNH GIÁ THANG ĐIỂM BIS TẠI THỜI ĐIỂM NHẬP VIỆN VÀ SAU 72 GIỜ Ở BỆNH NHÂN SAU NGỪNG TUẦN HOÀN CÓ TÁI LẬP TUẦN HOÀN TỰ NHIÊN TẠI KHOA CẤP CỨU

Nguyễn Anh Tuấn 1,, Trương Vinh Long 2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Bệnh viện Thanh Nhàn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu quan trọng của cấp cứu bệnh nhân ngừng tuần hoàn là tái lập lại vòng tuần hoàn tự nhiên của bệnh nhân. Tuy nhiên trên thực tế, sự hồi phục của các tổn thương thần kinh (nếu có) đóng vai trò quyết định đến tiên lượng chung của bệnh nhân sau cấp cứu ngừng tuần hoàn. Có nhiều biện pháp để theo dõi và đánh giá tổn thương thần kinh sau cấp cứu ngừng tuần hoàn, trong đó có thang điểm BIS (bispectral index). Bằng cách phân tích thuật toán trên điện não đồ của bệnh nhân, thông qua đó có thể đánh giá mức độ ý thức của bệnh nhân sau này. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu và đánh giá điểm BIS lúc vào viện và sau 72 giờ trên 31 bệnh nhân có tái lập vòng tuần hoàn tự nhiên sau khi được cấp cứu ngừng tuần hoàn làm cơ sở cho việc tiên lượng hồi phục chức năng thần kinh sau 30 ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Điểm BIS trung bình lúc nhập viện là 35,6 ± 18,1, nhóm có kết cục thần kinh tốt là 51,7 ± 14,1, nhóm kết cục thần kinh xấu là 30,9 ± 16,5, sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,01. Điểm BIS trung bình lúc tại thời điểm 72 giờ sau ngừng tuần hoàn là 44,9 ± 19,9, nhóm có kết cục thần kinh tốt là 62,4 ± 18,2, nhóm kết cục thần kinh xấu là 36,1± 14,4, sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,01. Kết luận: Điểm BIS tại thời điểm nhập viện và sau 72 giờ có giá trị nhất định trong việc hồi phục tổn thương thần kinh ở nhóm bệnh nhân sau cấp cứu ngừng tuần hoàn tại khoa cấp cứu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Emelia J. B et al. Heart Disease and Stroke Statistics—2018 Update: A Report From the American Heart Association. Circulation. 2018;137:67-492
2. Nguyễn Quốc Linh. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và theo dõi điện não liên tục ở bệnh nhân hôn mê sau ngừng tuần hoàn. Đại họcY Hà Nội. 2017. Luận văn Thạc sỹ y học
3. Vattanavanit V, Uppanisakorn S, Nilmoje T. Post out-of-hospital cardiac arrest care in a tertiary care center in southern Thailand: From emergency department to intensive care unit. Hong Kong J Emerg Med. 2020;27(3):155-161.
4. Trần Hùng Mạnh. Nghiên cứu chỉ số NSE trong dự báo kết cục thần kinh sau cấp cứu ngừng tuần hoàn. Đại học Y Hà Nội. 2019. Luận văn Bác sỹ chuyên khoa II.
5. Nielsen N, Wetterslev J, Cronberg T, et al. Targeted Temperature Management at 33°C versus 36°C after Cardiac Arrest. N Engl J Med. 2013;369(23):2197-2206.
6. Jouffroy R, Lamhaut L, Guyard A, et al. Early detection of brain death using the Bispectral Index (BIS) in patients treated by extracorporeal cardiopulmonary resuscitation (E-CPR) for refractory cardiac arrest. Resuscitation. 2017; 120:8-13.
7. Jeong Ho Park, Lee SB, Wee JH, Choi SP, Park JH. Bispectral Index in Early Target Temperature Management Could Be a Good Predictor of Unfavourable Neurological Outcome After Cardiac Arrest. Circulation. 2017; 136(suppl_1):A12405-A12405