MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ NỘI SOI CỦA BỆNH NHÂN VIÊM DẠ DÀY HELICOBACTER PYLORI ÂM TÍNH ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA LÃO BỆNH VIỆN ĐA KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN HÀ NỘI

Nghiêm Văn Mạnh 1,, Ngô Quỳnh Hoa2
1 Bệnh viện giao thông vận tải
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và nội soi của bệnh nhân viêm dạ dày Helicobacter pylori âm tính điều trị tại Khoa Lão Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 60 bệnh nhân viêm dạ dày Helicobacter pylori âm tính từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 9 năm 2022. Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu được tiến hành khám lâm sàng, lấy máu làm xét nghiệm và nội soi dạ dày. Kết quả: Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 67,62±9,92; tỉ lệ nữ/nam là 1,7/1. Sử dụng các thuốc non-steroid trước đây và stress là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất trong nghiên cứu với tỉ lệ lần lượt là 81,7% và 83,3%. Đa số bệnh nhân có thời gian mắc bệnh trên 5 năm (63,34%), có 6,67% bệnh nhân chưa từng điều trị gì trước đây. Đau thượng vị là triệu chứng cơ năng phổ biến nhất trong nghiên cứu này, tiếp đó là ợ hơi ợ chua, đầy chướng bụng, buồn nôn, nôn, hầu hết bệnh nhân có biểu hiện đau liên tục (65%). Tần suất cơn đau trong tuần và điểm VAS trung bình của đối tượng nghiên cứu lần lượt là 13,10±2,26 và 5,68±0,50. Viêm trợt nông và viêm xung huyết là hai hình ảnh nội soi quan sát được, chiếm tỉ lệ lần lượt là 45% và 55%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Azer SA, Akhondi H. Gastritis. In: StatPearls. StatPearls Publishing; 2022.
2. Zamani M, Ebrahimtabar F, Zamani V, et al. Systematic review with meta-analysis: the worldwide prevalence of Helicobacter pylori infection. Aliment Pharmacol Ther. 2018;47(7):868-876.
3. Trần Phương Thủy. Đánh giá độc tính và tác dụng điều trị của viên “Dạ dày HĐ” trên bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính Helicobacter Pylory âm tính. Published online 2019.
4. Vũ Minh Hoàn. Nghiên cứu tác dụng của cao lỏng Vị quản khang trên bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính Helicobacter Pylori dương tính. Published online 2014.
5. Auguste LJ, Lackner R, Ratner L, Stein TA, Bailey B. Prevention of stress-induced erosive gastritis by parenteral administration of arachidonic acid. JPEN J Parenter Enteral Nutr. 1990;14(6):615-617.
6. Tsimmerman YS, Zakharova YA. [Kyoto consensus - the new etiological classification of chronic gastritis and its discussion]. Klin Med (Mosk). 2017;95(2):181-188.
7. Trần Thị Thu Thủy. Khảo sát mối tương quan giữa các thể lâm sàng chứng vị quản thống và hình ảnh mô bệnh học trên bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng. Published online 2019.
8. Phạm Văn Tuyến. Đánh giá tác dụng của chè tan “Hương sa lục quân” trong điều trị viêm dạ dày mạn tính nhiễm Helicobacter Pylori". Published online 2014.