ỨNG DỤNG CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP NHẬN THỨC SPECTOR TRÊN NGƯỜI BỆNH SA SÚT TRÍ TUỆ MẠCH MÁU

Lê Văn Thắng 1,, Trần Viết Lực 1,2, Nguyễn Xuân Thanh 2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện lão khoa trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả quá trình áp dụng và kết quả bước đầu chương trình can thiệp nhận thức Spector trên người bệnh sa sút trí tuệ mạch máu mức độ nhẹ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh chứng tiến hành đánh giá kết quả bước đầu của chương trình can thiệp nhận thức Spector trên đối tượng người bệnh sa sút trí tuệ mạch máu mức độ nhẹ tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương tháng 08 năm 2022. Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân hoàn thành chương trình can thiệp Spector là 100%, không ghi nhận bất kì trường hợp bỏ cuộc nào trong quá trình can thiệp. Chương trình được điều chỉnh và chuẩn hóa phù hợp để áp dụng trên người Việt Nam. Sự cải thiện về chức năng nhận thức ở bệnh nhân nhóm can thiệp và đối chứng trước và sau can thiệp, đánh giá thông qua thang điểm ADAS Cog lần lượt là -0,6421±1,0506 và 0,1792±1,7937, không có ý nghĩa thống kê với p= 0,155. Chất lượng cuộc sống bệnh nhân trước và sau can thiệp đánh giá dựa trên thang điểm EQ5D5L là 0,0619±0,0849 với nhóm can thiệp; 0,0611±0,0879 với nhóm chứng và thang điểm QoLAD là 0,1429±1,3506 ở nhóm can thiệp; 0,0769±1,1875 ở nhóm chứng  Những sự khác biệt này đều không có ý nghĩa với p=0,978 và p=0,86. Kết luận: Chương trình can thiệp nhận thức Spector hoàn toàn khả thi để áp dụng trên đối tượng người bệnh sa sút trí tuệ tại Việt Nam. Bước đầu can thiệp nhận thức Spector trên đối tượng sa sút trí tuệ mạch máu mức độ nhẹ chưa mang lại sự thay đổi có ý nghĩa thống kê về chức năng nhận thức và chất lượng cuộc sống ở thời điểm 2 tuần sau tiến hành can thiệp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Spector A, Thorgrimsen L, Woods B, et al. Efficacy of an evidence-based cognitive stimulation therapy programme for people with dementia: Randomised controlled trial. Br J Psychiatry. 2003;183(3):248-254. doi:10.1192/ bjp.183.3.248
2. Lobbia A, Carbone E, Faggian S, et al. The Efficacy of Cognitive Stimulation Therapy (CST) for People With Mild-to-Moderate Dementia. Eur Psychol. 2019;24(3):257-277. doi:10.1027/1016-9040/a000342
3. Alvares-Pereira G, Silva-Nunes MV, Spector A. Validation of the cognitive stimulation therapy (CST) program for people with dementia in Portugal. Aging Ment Health. 2021;25(6):1019-1028. doi:10.1080/13607863.2020.1836473
4. Paddick SM, Mkenda S, Mbowe G, et al. Cognitive stimulation therapy as a sustainable intervention for dementia in sub-Saharan Africa: feasibility and clinical efficacy using a stepped-wedge design. Int Psychogeriatr. 2017;29(6):979-989. doi:10.1017/S1041610217000163
5. Hall L, Orrell M, Stott J, Spector A. Cognitive stimulation therapy (CST): neuropsychological mechanisms of change. Int Psychogeriatr. 2013;25(3):479-489. doi:10.1017/S1041610212001822
6. Cove J, Jacobi N, Donovan H, Orrell M, Stott J, Spector A. Effectiveness of weekly cognitive stimulation therapy for people with dementia and the additional impact of enhancing cognitive stimulation therapy with a carer training program. Clin Interv Aging. 2014;9:2143-2150. doi:10.2147/CIA.S66232
7. Capotosto E, Belacchi C, Gardini S, et al. Cognitive stimulation therapy in the Italian context: its efficacy in cognitive and non-cognitive measures in older adults with dementia. Int J Geriatr Psychiatry. 2017;32(3):331-340. doi:10.1002/gps.4521
8. Coen RF, Flynn B, Rigney E, et al. Efficacy of a cognitive stimulation therapy programme for people with dementia. Ir J Psychol Med. 2011; 28(3):145-147. doi:10.1017/S0790966700012131