SỰ THAY ĐỔI CHỨC NĂNG THẤT TRÁI SAU CA LỌC MÁU Ở NGƯỜI BỆNH THẬN NHÂN TẠO CHU KÌ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Lọc máu có thể ảnh hưởng đến huyết động và chức năng tim của người bệnh thận nhân tạo chu kỳ. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm đánh giá sự thay đổi chức năng tâm thu và tâm trương thất trái sau ca lọc máu ở người bệnh thận nhân tạo chu kỳ tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Có 61 người bệnh thận nhân tạo chu kỳ (n=61) được đưa vào nghiên cứu. Tất cả người bệnh tham gia nghiên cứu đều được hỏi bệnh, khám lâm sàng, siêu âm tim trước và sau ca lọc máu. Kết quả: Nhóm đối tượng nghiên cứu có tuổi trung bình là 51,5 ± 12,2 tuổi, trong đó có 31 nam chiếm 50,8%. Sau lọc máu, có giảm đáng kể thể tích thất trái cuối tâm thu (Vs, 41,7 ± 23,3 ml so với 36,4 ± 21,1 ml, p < 0,05) và thể tích thất trái cuối tâm trương (Vd, 118,7 ± 31,3ml so với 111,0 ± 31,4 ml, p < 0,05), phân suất tống máu thất trái cải thiện không đáng kể. Vận tốc sóng E (89,9 ± 24,1 so với 71,9 ± 24,4 m/s ) giảm rất có ý nghĩa thông kê so với trước lọc máu với p < 0,0001. Trong khi đó vận tốc sóng A (96,3 ±29 so với 96,2 ± 29,7 m/s) thay đổi không đáng kể và gần như không có sự khác biệt thống kê giữa trước và sau lọc máu với p > 0,05. Tỷ lệ E/A (1,01 ± 0,4 so với 0,82 ± 0,45, p < 0,05) và tỉ lệ E/e’ trung bình (12,4 ± 4,7 so với 10,6 ± 4,3, p < 0,0001) giảm đáng kể sau lọc máu. Vận tốc dòng chảy qua van ba lá thay đổi không đáng kể sau ca lọc máu (VmaxTR, 2,5±0,4 so với 2,4 ± 0,4 m/s, p > 0,05). Sau lọc máu, chỉ số thể tích nhĩ trái giảm rất có ý nghĩa thống kê so với trước lọc máu (LAVi, 42,8 ± 14,8 ml/m2 so với 36,5 ± 14,3 ml/m2) với p < 0,0001. Kết luận: Siêu âm tim đánh giá chức năng tâm thu và tâm trương thất trái có sự cải thiện có ý nghĩa thống kê giữa thời điểm trước và sau ca lọc máu. Sự khác biệt này có liên quan đến thể tích thẩm tách máu trong phiên lọc máu đó.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh thận giai đoạn cuối, chạy thận nhân tạo, siêu âm tim, chức năng tâm thu, chức năng tâm trương
Tài liệu tham khảo
2. Tsilonis K, Sarafidis PA, Kamperidis V, et al. 2016. Echocardiographic Parameters During Long and Short Interdialytic Intervals in Hemodialysis Patients. Am J Kidney Dis;68(5):772-781.
3. Mitchell C, Rahko PS, Blauwet LA, et al. 2019. Guidelines for Performing a Comprehensive Transthoracic Echocardiographic Examination in Adults: Recommendations from the American Society of Echocardiography. J Am Soc Echocardiogr;32(1):1-64.
4. Drighil A, Madias JE, Mathewson JW, et al. 2008. Haemodialysis: effects of acute decrease in preload on tissue Doppler imaging indices of systolic and diastolic function of the left and right ventricles. Eur J Echocardiogr;9(4):530-535.
5. Ibrahim S, Koura M, Emara A, Kamel M, El-Wahed WagdyAA. 2016. The effect of hemodialysis-induced preload changes on the left ventricular function: a speckle-tracking echocardiographic study. Menoufia Med J;29(2):406.
6. Charfeddine S, Abid L, Hammami R, Bahloul A, Triki F, Kammoun S. 2021. Left ventricular myocardial function in hemodialysis patients: the effects of preload decrease in conventional, Doppler and speckle tracking echocardiography parameters. Pan Afr Med J;38.
7. Dincer I, Kumbasar D, Sayin T. 2002. Assessment of left ventricular diastolic function with Doppler tissue imaging: Effects of preload and place of measurements. The International Journal of Cardiovascular Imaging; 18: 155–160.
8. Agmon Y, Oh JK, McCarthy JT, Khandheria BK, Bailey KR, Seward JB. 2000. Effect of volume reduction on mitral annular diastolic velocities in hemodialysis patients. Am J Cardiol; 85(5):665-668.
9. Wang X, Hong J, Zhang T, Xu D. 2021. Changes in left ventricular and atrial mechanics and function after dialysis in patients with end-stage renal disease. Quant Imaging Med Surg;11(5):1899-1908.
10. Assa S, Hummel YM, Voors AA, et al. 2013. Changes in Left Ventricular Diastolic Function During Hemodialysis Sessions. Am J Kidney Dis;62(3):549-556.