RỐI LOẠN NHỊP TIM TRÊN HOLTER ĐIỆN TÂM ĐỒ 24 GIỜ Ở NGƯỜI BỆNH BASEDOW

Um Rong 1,, Trần Song Giang 2, Nguyễn Quang Bảy 1,2, Lê Hữu Thành 3
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Bệnh viện nội tiết trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Basedow có liên quan đến nhiều rối loạn nhịp. Một số rối loạn này như rung nhĩ (RN) có thể là nguyên nhân của huyết khối, tắc mạch, tử vọng trên bệnh nhân Basedow. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm rối loạn nhịp tim và một số yếu tố liên quan trên Holter điện tâm đồ 24 giờ ở người bệnh Basedow tại bệnh viện Bạch Mai. Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện một nghiên cứu mô tả trên 62 bệnh nhân bị Basedow có tình trạng cường giáp. Đặc điểm lâm sàng, hóa sinh và điều trị đã được thu thập qua bệnh án. Theo dõi Holter điện tim 24h được thực hiện cho tất cả bệnh nhân. Kết quả: Tuổi trung bình 41.3±17.1 tuổi; tỉ lệ nam 40,3%, phần lớn là những trường hợp basedow mới phát hiện (58,1%). Tất cả bệnh nhân đều có tình trạng cường giáp trên xét nghiệm (FT4 trung bình: 67,1±64,5pmol/l; TSH trung bình 0,009±0,005µU/ml). Trên Holter điện tim 24h: nhịp tim trung bình là 90,1 ± 16,2 nhịp/phút; NTT nhĩ 82,3%, nhanh xoang 83.9%, rung nhĩ 16,1%, cuồng nhĩ 1,6%, nhịp nhanh kịch phát trên thất 3,2%; NTT thất 11,3%; cơn nhanh thất không bền bỉ 6,5%. Tỉ lệ rung nhĩ cao hơn cso ý nghĩa thống kê ở bệnh nhân ≥ 60 tuổi, độ FT4 ≥ 100pmol/l; TSH < 0,005 µU/ml, TRAb > 20IU/L. Kết luận: Cường giáp làm tăng nhịp tim và có thể gây rối loạn nhịp tim, chủ yếu là rung nhĩ. Biến chứng này thường xảy ra hơn ở những bệnh nhân lớn tuổi, có nồng độ FT4 và TRAb cao, TSH thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Shimoyama T, Kimura K, Uemura J, Saji N, Shibazaki K. Elevated glucose level adversely affects infarct volume growth and neurological deterioration in non‐diabetic stroke patients, but not diabetic stroke patients. European journal of neurology. 2014;21(3):402-410.
2. Iwasaki T, Naka M, Hiramatsu K, et al. Echocardiographic Studies on the Relationship between Atrial Fibrillation and Atrial Enlargement in Patients with Hyperthyroidism of Graves’ Disease. Cardiology. 1989;76(1):10-17.
3. Wei D, Yuan X, Yang T, et al. Sudden unexpected death due to Graves' disease during physical altercation. Journal of forensic sciences. Sep 2013;58(5):1374-1377.
4. Stawiarski K, Clarke J-RD, Pollack A, Winslow R, Majumdar S. Ventricular fibrillation in Graves disease reveals a rare SCN5A mutation with W1191X variant associated with Brugada syndrome. HeartRhythm Case Rep. 2020;7(2):95-99.
5. Bảy NQ. Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến rung nhĩ ở bệnh nhân cường giáp và đánh giá kết quả điều trị. Luận văn Tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội. 2017.
6. Turan E, Can I, Turan Y, Uyar M, Cakır M. Comparison Of Cardiac Arrhythmia Types Between Hyperthyroid Patients With Graves' Disease And Toxic Nodular Goiter. Acta Endocrinol (Buchar). Jul-Sep 2018;14(3):324-329.