TỶ LỆ DỊ ỨNG VỚI MỘT SỐ DỊ NGUYÊN HÔ HẤP Ở TRẺ HEN PHẾ QUẢN TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Hà Trang 1,, Lê Quỳnh Chi 1
1 Đại học y dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ dị ứng với một số dị nguyên hô hấp thường gặp ở trẻ hen phế quản từ 2 đến 16 tuổi tại bệnh viện Nhi Trung Ương. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 100 trẻ hen từ 2-16 tuổi đến khám và theo dõi điều trị nội, ngoại trú tại khoa Miễn dịch – dị ứng – khớp bệnh viện Nhi Trung Ương từ tháng 07/2021- tháng 07/2022. Test lẩy da được thực hiện với 7 loại dị nguyên hô hấp như: Dermatophagoides Pteronyssinus (Dp), Dermatophagoides Farine (Df), Blomiatropicalis (Bt), lông chó, lông mèo, gián và nấm Aspergillus mix. Kết quả: Tỷ lệ trẻ hen dị ứng với dị nguyên hô hấp là 87,0%, phần lớn trẻ hen dị ứng với đa dị nguyên và dị ứng với 4 loại dị nguyên chiếm tỷ lệ cao nhất 31,0%. Trong đó mạt nhà chiếm tỷ lệ cao nhất Dp 83,0%, Df 83,0%, Bt 44,0%, gián 33,0%, lông mèo 22,0%, lông chó 13,0% và nấm Aspergillus mix 15,0%. Trẻ bị hen ở nhóm 5- ≤ 16 tuổi có tỷ lệ dị ứng với dị nguyên hô hấp 85,06% cao hơn nhóm trẻ hen 2 - ≤ 5 tuổi 14,94% (p = 0,016). Tỷ lệ dị ứng với dị nguyên hô hấp ở nhóm trẻ hen có viêm mũi dị ứng cao hơn nhóm không có viêm mũi dị ứng (p= 0,032).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Kim Anh (2014), Tìm hiểu tình trạng dị ứng của trẻ hen phế quản với một số dị nguyên hô hấp trong nhà và mối liên quan với mức độ kiểm soát hen, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Trịnh Thị Ngọc (2015), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng cơn hen phế quản cấp nhập viện Nhi Trung Ương, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Võ Lê Vi Vi, Nguyễn Thị Ngọc, Phan Thuý Mai và cộng sự (2018), "Kết quả test lấy da với các dị nguyên hô hấp trong nhà ở trẻ mắc bệnh hen", Y học Thành Phố Hồ Chí Minh. 22(4), Tr. 125-129.
4. C.D.S. Katoch et al (2020), "Pattern of skin sensitivity to various aeroallergens by skin prick test in patients of allergic airway disease in South Western Maharashtra", Medical Journal Armed Forces India.
5. Dey D et al (2019), "Sensitization to Common Aeroallergens in the Atopic Population of West Bengal, India: An Investigation by Skin Prick Test.", Int Arch Allergy Immunol. 178(1), Pp. 60-65.
6. Dai L et al (2022), "Investigation of Allergic Sensitizations in Children With Allergic Rhinitis and/or Asthma", Front Pediatr, 10, Pp. 842293.
7. HaimBibi MD, DavidShoseyov MD and et al (2002), "Comparison of positive allergy skin tests among asthmatic children from rural and urban areas living within small geographic area", Annals of Allergy, Asthma and Immunolog. 88(4), Pp. 416-420.
8. Stoltz D. J. et al (2013), "Specific patterns of allergic sensitization in early childhood and asthma & rhinitis risk", Clinical experimental allergy. 43(2), Pp. 233-241.