TƯƠNG QUAN GIỮA ĐƯỜNG KÍNH TĨNH MẠCH CHỦ DƯỚI TRÊN SIÊU ÂM VÀ ÁP LỰC TĨNH MẠCH TRUNG TÂM Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN

Nguyễn Viết Hậu 1,, Đặng Vạn Phước2
1 Bệnh viện Đại học y dược TPHCM
2 Đại học quốc gia TP HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Theo dõi huyết động là một vấn đề quan trọng trong điều trị bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Ngày nay, vai trò của chỉ số tĩnh mạch chủ dưới trên siêu âm cũng như mối tương quan giữa tĩnh mạch chủ dưới và áp lực tĩnh mạch trung tâm ngày càng được đề cập hơn trong đánh giá đáp ứng bù dịch. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang phân tích thực hiện tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược, từ tháng 07/2020 đến 12/2021. Nghiệm pháp bù dịch nhanh được thực hiện theo phác đồ điều trị nhiễm khuẩn huyết 2016. Bệnh nhân được xem như có đáp ứng với bù dịch nếu thể tích nhát bóp tăng ≥15% sau bù dịch. Đặt cathether đo áp lực tĩnh mạch trung tâm, siêu âm đo đường kính tĩnh mạch chủ dưới trước và sau khi làm nghiệm pháp bù dịch nhanh. Kết quả: Trong thời gian từ 07/2020 đến 12/2021 có 96 bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, được hỗ trợ thở máy áp lực dương được đưa vào nghiên cứu với tuổi trung bình 66,5 ±13,5 tuổi, điểm APACHE II 20,2 ± 2,8, điểm SOFA 7,1 ± 1,3. Có 38 bệnh nhân đáp ứng bù dịch (39,6%). Có sự tương quan tuyến tính thuận chặt chẽ giữa đường kính tĩnh mạch chủ dưới với áp lực tĩnh mạch trung tâm ở cả thì hít vào (r = 0,97, p < 0,001) và thì thở ra (r = 0,914, p < 0,001). Có sự tương quan tuyến tính nghịch giữa chỉ số tĩnh mạch chủ dưới (IVC-CI) với áp lực tĩnh mạch trung tâm (r = -0,49, p < 0,001). Kết luận: Có mối tương quan chặt chẽ giữa đường kính tĩnh mạch chủ dưới và áp lực tĩnh mạch trung tâm, và có thể sử dụng siêu âm đo đường kính tĩnh mạch chủ dưới để dự đoán áp lực tĩnh mạch trung tâm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Al- Khafaji A H. (2017), “Multiple organ dysfunction syndrome in sepsis”. http:// emedicine.medscape.com/article/169640-overview
2. Corl KA, George NR, Romanoff J et al. (2017), “Inferior vena cava collapsibility detects fluid responsiveness among spontaneously breathing critically-ill patients”. J Crit Care 2; 41:130-7.
3. Ahmad Abbsasian, Hamideh Feiz Disfani (2015), “Measurement of central venous pressure using ultrasound in emergency department”. Iran Red Crescent Med J. December;17(12): e19403.
4. Khalil A., Khan A., Hayatd A. (2015), “Correlation of inferior vena cava (IVC) for fluid monitoring in ICU”. Park Armed Forces Med J. 65(2), pp.235-38.
5. Thanakitcharu P., Charoenwut M., Siriwiwatanakul N. (2013), “Inferior vena cava diameter and collapsibility index: a practical non-invasive evaluation of intravascular fluid volume in critically-ill patients”. J Med Assoc Thai. 96(3), pp. 14-22.
6. Schefold J.C., Storm C., Bercker S. (2010), “Inferior vena cava diameter correlates with invasive hemodynamic measures in mechanically ventilated intensive care unit patients with sepsis”. J Emerg Med, 38(5), pp.632-7.
7. Ciozda W., Kedan L. (2016), “The efficacy of sonographic measurement of inferior vena cava diameter as an estimate of central venous pressure”. Cardiovasc Ultrasound, 14(1), p.33.
8. Lê Văn Tuấn, Nguyễn Anh Vũ (2018), “Nghiên cứu đường kính tĩnh mạch chủ dưới trên siêu âm và áp lực tĩnh mạch trung tâm ở bệnh nhân sốc”. Tạp chí Y Dược học – Trường Đại học Y Dược Huế. Tập 8 (số 2), tr.67-72.
9. Worapratya P, Anupat S (2014), “Correlation of caval index, inferior vena cava diameter and central venous pressure in shock patients in the emergency room”. Open Access Emerg Med. 6, pp.57-62
10. Phạm Ngọc Kiểu, Nguyễn Huỳnh Bích Phượng, Hồ Thanh Nhân (2016), “Tương quan giữa đường kính tĩnh mạch chủ dưới đo bằng siêu âm với áp lực tĩnh mạch trung tâm”. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Bệnh viện An Giang. Số tháng 10, tr.1-8
11. Karacabey S., Sanri E., Guneysel O. (2016), “A non-invasive method for assessment of intravascular fluid status: inferior vena cava diameters and collapsibility index”. Pak J Med Sci. 32(4), pp.836-40.