KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM MẠCH MÁU VÙNG CHẬU CỦA NGƯỜI NHẬN THẬN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

Vũ Ngọc Thắng1,, Lê Anh Tuấn 2, Phạm Quang Vinh 2
1 Bệnh viện Vinmec Hà Nội
2 Bệnh viện quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm mạch máu vùng chậu và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến xơ vữa động mạch chậu của người nhận thận từ người cho sống tại Bệnh viện Quân y 103. Đối tượng và phương pháp: Gồm 127 bệnh nhân được phẫu thuật ghép thận từ người cho sống từ tháng 12/2019 đến 12/2020. Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, mô tả cắt ngang, thuần tập không đối chứng. Kết quả: Gồm 127 bệnh nhân tuổi từ 18 đến 66, tỷ lệ nam / nữ: 88/39 (69,3%/30,7%). Trên siêu âm Doppler: đường kích trung bình ĐM chậu trong: 6,27 ± 1,32 mm; ĐM chậu ngoài: 7,57 ± 1,15 mm; ĐM chậu chung: 9,81 ± 1,70 mm. Có 14 trường hợp xơ vữa ĐM chậu trước phẫu thuật. Trong phẫu thuật: thành ĐM dày, cứng: ĐMCT 2,36%, ĐMCN: 0,79%; vữa xơ ĐMCT + ĐMCN: 14 ca (11,02%); vữa xơ + dày, cứng thành mạch có 5 ca (3,94%). TM chậu ngoài: có huyết khối 3 trường hợp (2,36%); thành TMCN xơ cứng, teo nhỏ: 1 trường hợp (0,79%). Tỷ lệ xơ vữa động mạch tăng theo tuổi và thời gian chạy thận nhân tạo. Kết luận: Trên siêu âm Doppler: đường kích trung bình động mạch chậu trong: 6,27 ± 1,32 mm; động mạch chậu ngoài: 7,57 ± 1,15 mm, vữa xơ động mạch chậu: 11,02%. Đặc điểm mạch chậu trong phẫu thuật: thành động mạch dày, cứng: 3,15%, có mảng vữa xơ trong lòng mạch: 14,96%. Tĩnh mạch chậu ngoài: có huyết khối: 2,36%, thành tĩnh mạch chậu ngoài xơ cứng, teo nhỏ: 0,79%. Tỷ lệ xơ vữa động mạch tăng theo tuổi và thời gian chạy thận nhân tạo. Đặc điểm mạch chậu của người nhận thận có ảnh hưởng đến kỹ thuật khâu nối mạch máu trong ghép thận.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trương Hoàng Minh, Trần Thanh Phong, Trần Lê Duy Anh và cs (2021). Biến chứng ngoại khoa sau ghép thận, kinh nghiệm điều trị tại bệnh viện nhân dân 115. Tạp chí Y học Việt Nam, 509: 399-405.
2. Vũ Công Hòe và cộng sự., (1980). Xơ mỡ động mạch. Nội san hội giải phẫu và pháp y, số 1: 3-5.
3. Nakai K, Shutaro Y, Inoue M., et al (2021). Pretransplant dialysis treatment and vascular calcification of the iliac artery and abdominal aorota in kidney transplant patients. Renal Replacement Therapy; 7(30): 1-8.
4. Rodríguez F.O, Boissier R, Budde K., et al., (2018). European Association of Urology Guidelines on Renal Transplantation: Update 2018. European Urology Focus; 4: 208–215
5. Kakaei F, Nikeghbalian S, Ali S (2013). Kidney Transplantation Techniques. Current Issues and Future Direction in Kidney Transplantation, chapter 7: 167-184
6. Lin H.T, Liu F.C, Lin J.R., et al., (2018). Impact of the pretransplant dialysis modality on kidney transplantation outcomes: a nationwide cohort study. BMJ Open; 8: e020558.