KẾT QUẢ PHẪU THUẬT U TẦNG TRƯỚC NỀN SỌ BẰNG PHẪU THUẬT LỖ KHOÁ TRÊN CUNG MÀY
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả vi phẫu thuật một số u tầng trước nền sọ với kỹ thuật mở nắp sọ lỗ khoá trên cung mày. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp dựa trên 65 bệnh nhân u tầng trước nền sọ. Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Việt Đức từ 1/2017-12/2020. Đối tượng nghiên cứu được khám, đọc phim cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, tham gia phẫu thuật, điều trị sau mổ, theo dõi và đánh giá sau mổ, chụp cộng hưởng từ sau mổ có tiêm thuốc đối quang từ. Kết quả: Trong số 65 bệnh nhân bao gồm 49 nữ, 16 nam, 33 trường hợp u màng não, 14 nang Rathke, 8 u tuyến yên, 8 u sọ hầu, 1 nang nhện, 1 nang bì. Tuổi nhỏ nhất 5 và cao nhất 76. Tiền sử điều trị u 8 bệnh nhân (6 phẫu thuật và 2 xạ phẫu). Tiền sử bệnh mãn tính 32,3%. Thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên tới lúc phẫu thuật dao động từ 1-10 năm. Triệu chứng hay gặp nhất là đau đầu (96,9%), nhìn mờ (67,7%), bán manh mắt trái (43,1%), bán manh mắt phải (41,5%). Tất cả bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ, 51 bệnh nhân có kích thước u £3cm; và 14 trường hợp u >3cm. U to nhất 6cm và nhỏ nhất 1,23cm. Kết quả xa ghi nhận 1 trường hợp u tái phát sau 1 năm, 1 viêm xương, 1 nhiễm trùng vết thương. Suy tuyến yên sau mổ 9 bệnh nhân, sau 6 tháng 6 bệnh nhân và sau 12 tháng 3 bệnh nhân. Đánh giá theo thang điểm Vancouver Scar Scale: sẹo đẹp 89,7%; trung bình 6,9%; xấu 1,7% và rất xấu 1,7%. Kết quả liền xương tốt và trung bình 96,6% và liền xương kém 3,4%. Kết quả sau 1 năm: 81% hồi phục hoàn toàn. Kết luận: Vi phẫu thuật mở nắp sọ lỗ khoá trên cung mày là phẫu thuật hiệu quả, tỷ lệ cắt hết u và gần hết u cao trên 90% đối với các loại u. Tỷ lệ biến chứng, tai biến và di chứng thấp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
mở nắp sọ lỗ khoá, u tầng trước nền sọ
Tài liệu tham khảo
2. Nangarwal B et al (2022), Anterior skull base meningioma: surgical approach and complication avoidance, J Neurol Surg B Skull Base, DOI.10.1055/a-1733-9320.
3. Peng Y et al (2016), The supraorbital keyhole approach to the suprasellar and supra-intrasellar Rathke cleft cyst under pure endoscopic visualization, World Neurosurg, 92, 120-125.
4. Fan M et al (2013), Individualized surgical strategies for Rathke cleft cyst based on cyst location, J Neurosurg, 119, 6, 1437-1446
5. Patankar A et al (2022), An entirely suprasellar Rathke’s cleft cyst: a rare case report with review of literature, Egyptian Journal of Neurosurgery, 37, 21, 1-10
6. Grewal M R et al (2020), Gross total versus subtotal surgical resection in the management of craniopharyngioma, Allergy and Rhinology, Volume 11: 1-6. Journals.sagepub.com/home/aar. DOI: 10.1177/2152567-2096-4158
7. Mortazavi M et al (2016), Planum sphenoidale and tuberculum sellae meningiomas: operative nuances of a modern surgical technique with outcome and proposal of a new classification system, Worl Neurosurg, 86, 270-286.
8. King J A J et al (2016), Craniopharyngioma, Chapter 135, Neurosurgery, Springer Edition, 15-25.