ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT VÁ THỦNG VÁCH LIÊN THẤT SAU NHỒI MÁU CƠ TIM

Quyết Tiến Trần 1,
1 Trung tâm Tim – Mạch bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Thủng vách liên thất là một biến chứng nặng và ít gặp của nhồi máu cơ tim cấp. Bệnh nhân không điều trị phẫu thuật có tỉ lệ tử vong cao. Có nhiều loại phẫu thuật điều trị bệnh lý này, trong đó có vá lỗ thủng vách liên thất bằng kĩ thuật hai miếng vá qua đường mở thất phải. Đề tài nhằm mục tiêu đánh giá kết quả của phẫu thuật điều trị thủng vách liên thất sau nhồi máu cơ tim bằng phương pháp hai miếng vá qua đường mở thất phải. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả loạt ca được phẫu thuật vá lỗ thủng vách liên thất bằng phương pháp hai miếng vá qua đường mở thất phải tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2014 đến tháng 01/2020. Kết quả: Từ tháng 01/2014 đến tháng 01/2020, chúng tôi sử dụng phương pháp vá lỗ thông liên thất bằng hai miếng vá cho 36 bệnh nhân. Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 67,2 ± 11,4 tuổi. Có 28 bệnh nhân là nam, chiếm 77,8%. Thời gian kẹp động mạch chủ trung bình 97,4 phút. Thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ thể trung bình 146,2 phút. Tỉ lệ tử vong sớm là 22,2%; 3 trường hợp tai biến mạch máu não, 4 trường hợp chảy máu cần mổ lại, 5 trường hợp suy thận cần chạy thận nhân tạo. 1 trường hợp tử vong trung hạn vì nhồi máu cơ tim tái phát. Kết luận: Phẫu thuật vá thủng vách liên thất sau nhồi máu cơ tim bằng kĩ thuật hai miếng vá an toàn, hiệu quả và có kết quả trung hạn tốt. Kĩ thuật có ưu điểm là đơn giản, ít khả năng tái phát thông liên thất và có thể áp dụng được cho cả thủng vách liên thất phía trước và phía sau.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Arnaoutakis G. J., Zhao Y., George T. J., Sciortino C. M., McCarthy P. M., and Conte J. V. (2012), "Surgical repair of ventricular septal defect after myocardial infarction: outcomes from the Society of Thoracic Surgeons National Database", Ann Thorac Surg. 94(2): pp. 436-43; discussion 443-4.
2. Asai T. (2016), "Postinfarction ventricular septal rupture: can we improve clinical outcome of surgical repair?", Gen Thorac Cardiovasc Surg. 64(3): pp. 121-30.
3. Asai T., Hosoba S., Suzuki T., and Kinoshita T. (2012), "Postinfarction ventricular septal defect: right ventricular approach-the extended "sandwich" patch", Semin Thorac Cardiovasc Surg. 24(1): pp. 59-62.
4. Cooley D. A., Belmonte B. A., Zeis L. B., and Schnur S. (1957), "Surgical repair of ruptured interventricular septum following acute myocardial infarction", Surgery. 41(6): pp. 930-7.
5. David T. E., Feindel C. M., and Ropchan G. V. (1987), "Reconstruction of the left ventricle with autologous pericardium", J Thorac Cardiovasc Surg. 94(5): pp. 710-4.
6. Hosoba S., Asai T., Suzuki T., Nota H., Kuroyanagi S., Kinoshita T., Takashima N., and Hayakawa M. (2013), "Mid-term results for the use of the extended sandwich patch technique through right ventriculotomy for postinfarction ventricular septal defects", Eur J Cardiothorac Surg. 43(5): pp. e116-20.
7. PM L. (1845), "Lectures on subjects connected with clinical medicine comprising diseases of the heart", London: Longman Rees. 2: pp. 168-74.