THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ TIÊM AN TOÀN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG, NĂM 2021

Trần Thị Lý1,, Lê Văn Nhân 2, Nguyễn Thanh Hà3, Đào Văn Dũng4,5
1 Bệnh viện phổi trung ương
2 Đại học Văn Hiến
3 Viện sức khỏe cộng đồng
4 Bệnh viện mắt trung ương
5 Đại học Thăng Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tiêm không an toàn có thể gây lây nhiễm nhiều loại tác nhân gây bệnh khác nhau như vi rút, vi khuẩn, nấm, và ký sinh trùng, đồng thời cũng có thể gây các biến chứng khác như áp-xe và phản ứng nhiễm độc. Mục tiêu: Mô tả kiến thức và thực hành về tiêm an toàn của nhân viên y tế (NVYT) Bệnh viện Mắt Trung ương. Phương pháp: Điều tra cắt ngang, nghiên cứu định lượng. Kết quả: Nghiên cứu thu thập thông tin từ 323 nhân viên y tế (NVYT), Bệnh viện Mắt Trung ương thông qua phát vấn bằng phiếu và bảng kiểm quan sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ NVYT có kiến thức về thực hiện quy tắc vệ sinh hô hấp đạt 72,4%. Tỷ lệ NVYT thực hành tiêm an toàn đạt trên 92%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2012), Tài liệu đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Thông tư số 16/2018/TT-BYT, ngày 20/7/2018 của Bộ Y tế quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế.
3. Bộ Y tế (2012) Quyết định số: 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế, Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Hội điều dưỡng Việt nam (2010); “Tiêu chuẩn mũi tiêm an toàn và giải pháp”; Tài liệu tập huấn tiêm an toàn.
5. Bộ Y tế (2008); “Giải pháp tiếp cận tiêm an toàn”; Tài liệu quản lý điều dưỡng.
6. Đoàn Thị Anh Lê; Trần Thị Thuận: “Khảo sát tiêm an toàn tại các cơ sở thực hành bệnh viện của sinh viên điều dưỡng Đại học Y dược TP HCM” http://dieuduong.com.vn/ default. asp?sub=337&view=5519.
7. Kháo sát về việc thực hiện tiêm an toàn của điều dưỡng bệnh viện II Lâm đồng “http:// baolocgh.vn/vi/news/De-Tai-Nghien-Cuu-Tai-Benh-Vien”.
8. Phạm Thị Hoàn Sinh và cộng sự (2019), “Kiến thức, thực hành về tiêm an toàn của điều dưỡng, nữ hộ sinh tại Trung tâm Y tế huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước năm 2017”. Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển, Tập 03, Số 01-2019.
9. WHO; “Safe Injection Global Network” http://www.who.int/medical_devices/collaborations/network/en/
10. Geneva, WHO, The best practices for injections and related procedures toolkit, March 2010.
11. Hội Điều dưỡng Việt Nam, Báo cáo kết quả khảo sát Tiêm an toàn, 2008.