KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI DO PHẾ CẦU Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI KHOA HÔ HẤP - BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN

Ngô Anh Vinh 1,, Bùi Anh Sơn2
1 Bệnh viện nhi trung ương
2 Bệnh viện sản nhi Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị viêm phổi do phế cầu ở trẻ em dưới 5 tuổi tại khoa Hô hấp - Bệnh viện Sản nhi Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 57 bệnh nhân được chuẩn đoán viêm phổi do phế cầu với độ tuổi từ 1 tháng đến 5 tuổi điều trị tại khoa Hô hấp - Bệnh viện Sản nhi Nghệ An từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2021. Kết quả: độ tuổi thường gặp từ 2 tháng đến 24 tháng (chiếm 78,9%), tỉ lệ nam cao hơn nữ (1,8/1) với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Hầu hết bệnh nhân được sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ và cephalosporin thế hệ 3 là kháng sinh được sử dụng nhiều nhất. Thời gian điều trị trung bình là 8,55 ± 3,41 ngày. Tỉ lệ bệnh nhân điều trị ổn định và khỏi là 100%, không có bệnh nhân chuyển viện hay tử vong. Tỉ lệ biến chứng chiếm 7,02% và chủ yếu là tràn dịch màng phổi. Kết luận: Điều trị viêm phổi do phế cầu ở trẻ dưới 5 tuổi đạt kết quả cao. Cephalosporin là kháng sinh có hiệu quả và là sự lựa chọn ưu tiên trong điều trị viêm phổi do phế cầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Achamyelesh Geberetsadik, Alemayehu Worku, and Yemane Berhane (2015), Factors associated with acute respistory infection in children under the age of 5 years: evidence from the 2011 Ethiopia Demographic and Health Survey. Pediatric Health Med Ther, 6:9-13.
2. World Health Organization (2014), Revised WHO classification and treatment of pneumonia in children at health facilities: evidence summaries.
3. Đặng Đức Anh (2004), Tỷ lệ nhiễm H.Influenzae, S.pneumoniae và các vi rút hô hấp ở bệnh nhân dưới 5 tuổi viêm đường hô hấp cấp. Tạp chí y học dự phòng số 4 (68), 21-24.
4. Nguyễn Thị Thu Huyền, Lê Thị Hồng Hanh và cộng sự (2020). Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi do phế cầu ở trẻ em dưới 5 tuổi tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. Tạp chí y học Việt Nam, 18 (2), 71 - 74.
5. Vijayakumary T, Kavinda D. (2021). Review on Pneumococcal Infection in Children. Cureus. 13(5): e14913.
6. Liset Olarte and Mary Anne Jackson (2021). Streptococcus pneumoniae. Pediatrics in Review, 42 (7) 349-359.
7. Li Han Lim, Way Sach Lee (2007). Childhood invasive pneumococcal disease: A hospital-based study from Malaysia. J Pediatr Child Health. 43(5):366-9.
8. Hoàng Tiến Lợi, Nguyễn Thị Diệu Thúy, Phạm Thu Nga, Phan Văn Nhã (2022). Tính nhạy cảm kháng sinh và kết quả điều trị viêm phổi phế cầu tại Bệnh viện Nhi Thanh hóa năm 2021- 2022. Tạp chí Y học Việt Nam, 516 (2), 276-279.
9. Cristiana M C Nascimento-Carvalho Heonir Rocha, Rogério Santos-Jesus, Yehuda Benguigui (2002). Childhood pneumonia: clinical aspects associated with hospitalization or death. Braz J Infec Dis, 6(1):22-8.
10. Charles Fedman (2004). Clinical relevance of antimicrobial resistance in the management of pneumococcal community-acquired pneumonia. The Journal of Laboratory and clinical medicine. 143(5):269-83