TỶ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TRẦM CẢM SAU SINH Ở PHỤ NỮ TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Trần Thơ Nhị 1,, Nguyễn Thị Diệu 2, Nguyễn Thị Thúy Hạnh1
1 Đại học Y Hà Nội
2 Công ty Cổ phần Giáo dục NBB

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ. Mục tiêu: Mô tả tỷ lệ trầm cảm sau sinh và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ tại huyện Đông Anh, Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1.337 phụ nữ. Họ được tuyển chọn từ 24 xã của huyện Đông Anh, Hà Nội. Kết quả: có 8,2% phụ nữ báo cáo bị trầm cảm sau sinh. Kết quả phân tích hồi quy đa biến chỉ ra rằng phụ nữ đã từng bị trầm cảm trong mang thai (OR=4,06); thiếu sự hỗ trợ từ phía gia đình và chồng (OR= 3,40); phụ nữ có trình độ học vấn thấp; sinh non dưới 37 tuần (OR= 2,31); bị bạo lực bạn tình; chồng thích con trai (OR= 1,84) là những yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh. Kết luận. Những phát hiện này cho thấy các chuyên gia y tế chú ý trong việc sàng lọc trầm cảm sau sinh để giảm thiểu các kết quả tiêu cực về sức khỏe tâm thần ở phụ nữ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. (2008). The global burden of disease: 2004 update, Geneva.
2. World Health Organization, ed. (2015). Mental health atlas 2014, World Health Organization, Geneva, Switzerland.
3. Pooler J., Perry D.F., and Ghandour R.M. (2013). Prevalence and Risk Factors for Postpartum Depressive Symptoms Among Women Enrolled in WIC. Matern Child Health J, 17(10), 1969–1980.
4. Lépine J.-P. and Briley M. (2011). The increasing burden of depression. Neuropsychiatr Dis Treat, 7(Suppl 1), 3–7.
5. Murray L., Dunne M.P., Van Vo T., et al. (2015). Postnatal depressive symptoms amongst women in Central Vietnam: a cross-sectional study investigating prevalence and associations with social, cultural and infant factors. BMC Pregnancy Childbirth, 15(1).
6. Fisher J., Tran T.D., Biggs B., et al. (2013). Intimate partner violence and perinatal common mental disorders among women in rural Vietnam. Int Health, 5(1), 29–37.
7. Klainin P. and Arthur D.G. (2009). Postpartum depression in Asian cultures: A literature review. Int J Nurs Stud, 46(10), 1355–1373.
8. Eberhard-Gran M., Tambs K., Opjordsmoen S., et al. (2004). Depression during pregnancy and after delivery: a repeated measurement study. J Psychosom Obstet Gynecol, 25(1), 15–21.