KẾT QUẢ PHẪU THUẬT LỒI NGỰC BẰNG NÉO ÉP CÓ SỬ DỤNG THANH ĐỠ (PHƯƠNG PHÁP ABRAMSON CẢI TIẾN) TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Nguyễn Văn An 1, Phạm Hữu Lư1,2,
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật lồi ngực bằng phương pháp néo ép có sử dụng thanh đỡ tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2017-2021. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu với tất cả các trường hợp chẩn đoán lồi ngực bẩm sinh được phẫu thuật tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2021. Kết quả: Bao gồm 45 bệnh nhân, 41 nam và 4 nữ. Tuổi trung bình 13,4 ± 1,4. Tất cả bệnh nhân đều có phàn nàn về thẩm mỹ, có 9 bệnh  nhân khó thở khi gắng sức (20%). Có 29 trường hợp lồi ngực đối xứng (64%), 13 trường hợp lồi ngực không đối xứng (29%), còn lại là 3 trường hợp lồi kết hợp lõm (7%). Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật đặt 1 thanh đỡ, cố định hai đầu bằng chỉ thép. Thời gian phẫu thuật trung bình là 40,27 ± 13,79 phút (22 đến 100 phút). 100% bệnh nhân không phải đặt dẫn lưu màng phổi. Thời gian nằm viện trung bình 6,18± 1,21 ngày (4 đến 10 ngày). Trong 45 bệnh nhân đặt thanh, có 37 bệnh nhân đã tiến hành phẫu thuật lần 2 để rút thanh. Sau 6 tháng đặt thanh, đánh giá kết quả lâm sàng theo Abramson, tỷ lệ rất tốt và tốt sau phẫu thuật chiếm tỷ lệ cao (81,82%). Kết luận: Phương pháp néo ép có sử dụng thanh đỡ (kỹ thuật Abramson cải tiến) là một phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu cho bệnh nhân lồi ngực với thời gian phẫu thuật , thời gian nằm viện ngắn và kết quả điều trị tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Pectus_Carinatum_Guideline_080812.pdf. Accessed October 22, 2022. https://www.pectusclinic.com/downloads/Pectus_Carinatum_Guideline_080812.pdf
2. Fonkalsrud EW. Surgical Management of Pectus Carinatum. Operative Techniques in Thoracic and Cardiovascular Surgery. 2000;5(2):110-117. doi:10.1053/otct.2000.7028
3. Shamberger R. C. (2010), “Congenital Chest Wall Deformities”, Sabiston & Spencer surgery of the chest, Pedro J. del Nido Frank W. Sellke, Scott J. Swanson, Editor, Saunders Elsevier, Philadelphia, pp. 363-365.
4. Park HJ, Kim KS. The sandwich technique for repair of pectus carinatum and excavatum/carinatum complex. Ann Cardiothorac Surg. 2016;5(5):434-439. doi:10.21037/acs.2016.08.04
5. Katrancioglu O, Akkas Y, Karadayi S, Sahin E, Kaptanoğlu M. Is the Abramson technique effective in pectus carinatum repair? Asian Journal of Surgery. 2018;41(1):73-76. doi:10.1016/j.asjsur.2016.09.008
6. Abramson H, D’Agostino J, Wuscovi S. A 5-year experience with a minimally invasive technique for pectus carinatum repair. Journal of Pediatric Surgery. 2009;44(1):118-124. doi:10.1016/j.jpedsurg.2008.10.020
7. Zhang X, Hu F, Bi R, Wang L, Jiang L. Minimally invasive repair of pectus carinatum with a new steel bar. Journal of Thoracic Disease. 2022;14(8). doi:10.21037/jtd-22-189
8. Yuksel M, Lacin T, Ermerak NO, Sirzai EY, Sayan B. Minimally Invasive Repair of Pectus Carinatum. Ann Thorac Surg. 2018;105(3):915-923. doi:10.1016/j.athoracsur.2017.10.003
9. Suh JW, Joo S, Lee GD, Haam SJ, Lee S. Minimally Invasive Repair of Pectus Carinatum in Patients Unsuited to Bracing Therapy. Korean J Thorac Cardiovasc Surg. 2016;49(2):92-98. doi:10.5090/kjtcs.2016.49.2.92