MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY VÀ MỨC ĐỘ BỆNH NÃO GAN LÂM SÀNG THEO TIÊU CHUẨN WEST HAVEN

Duy Thông Võ 1,2,, Thị Vân Anh Hồ 1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa các yếu tố thúc đẩy và mức độ bệnh não gan (BNG) lâm sàng theo tiêu chuẩn West Haven. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tiến cứu được tiến hành trên 146 bệnh nhân xơ gan có biến chứng BNG lâm sàng (BNG độ II, độ III và độ IV theo tiêu chuẩn West Haven). Tiêu chuẩn chẩn đoán xơ gan bao gồm hội chứng suy tế bào gan và hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa; siêu âm bụng hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan) bụng cho thấy tổn thương gan mạn (cấu trúc thô, nhiều nốt tân sinh, bờ không đều...). Tiêu chuẩn chẩn đoán BNG lâm sàng bao gồm dựa vào đặc điểm lâm sàng của BNG và loại trừ các nguyên nhân khác gây rối loạn tâm thần kinh. Các yếu tố thúc đẩy gồm: Xuất huyết tiêu hoá, nhiễm trùng (Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn nguyên phát, nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng tiểu…), hạ kali máu, hạ natri máu, táo bón, tiêu chảy và thuốc an thần. Kết quả: Tuổi trung bình là 51,24 ± 13,37, giới tính nam (71,2%) nhiều hơn nữ (28,8%). Tỷ lệ BN viêm gan vi rút B mạn chiếm phần lớn với 40,4%, tiếp theo là rượu (21,9%) và viêm gan vi rút C mạn (19,2%). Yếu tố nhiễm trùng chiếm tỷ lệ cao nhất (54,1%), tiếp theo là hạ natri máu, xuất huyết tiêu hoá và hạ kali máu chiếm lần lượt là 37,0%, 36,3% và 33,2%. Yếu tố nhiễm trùng và hạ natri máu có mối liên quan với mức độ bệnh não gan (p = 0,002 và p = 0,001). Kết luận: Yếu tố nhiễm trùng và hạ natri máu có mối liên quan với bệnh não gan và mức độ nặng của bệnh lý.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Agrawal S, Umapathy S, Dhiman RK. Minimal Hepatic Encephalopathy Impairs Quality of Life. Journal of Clinical and Experimental Hepatology. 2015; 5:42-48.
2. Quero Guillen JC, Herrerias Gutierrez JM. Diagnostic methods in hepatic encephalopathy. Clinica Chimica Acta. 2006; 365: 1-8.
3. Jepsen P, Ott P, Andersen PK, Soresen HT, Vilstrup H. The clinical course of alcoholic liver cirrhosis: a Danish population-based cohort study. Hepatology. 2010; 51: 1675-1682.
4. Sharma BC, Sharma P, Agrawal A, Sarin SK. Secondary prophylaxis of hepatic encephalopathy: an open-label randomized controlled trial of lactulose versus placebo. Gastroenterology. 2009; 137: 885-891.
5. Lê Hà Xuân Sơn. Khảo sát mối tương quan giữa các yếu tố thúc đẩy và tử vong trên bệnh nhân Bệnh não gan loại C. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. 2015. tr. 1-70.
6. Mumtaz K, Ahmed US, Abid S, Baig N, Hamid S, Jafri W. Precipitating Factors and The Outcome of Hepatic Encephalopathy in Liver Cirrhosis. Journal of the College of Physicians and Surgeons Pakistan. 2010; 20(8):514-518.
7. Shawcross DL, Davies NA, Williams R, Jalan R. Systemic inflammatory response exacerbates the neuropsychological effects of induced hyperammonemia in cirrhosis. Journal of Hepatology. 2004; 40(2):247-254.
8. Atluri DK, Prakash R, Mullen KD. Pathogenesis, diagnosis, and treatment of hepatic encephalopathy. Journal of Clinical and Experimental Hepatology. 2011; 1(2): 77-86.