MỨC ĐỘ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA PSEUDOMONAS AERUGINOSA PHÂN LẬP ĐƯỢC TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN 2017-2021

Nguyễn Thị Huyền 1, Lê Thị Hương Lan1, Nguyễn Vũ Trung 2, Hoàng Kim Dung 3, Trần Hải 4,
1 Bệnh viện trung ương Thái Nguyên
2 Viện pasteurTP HCM
3 Trường Chu Văn An - Tây Hồ - Hà Nội
4 Bệnh viện nội tiết trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Pseudomonas aeruginosa (P. aeruginosa – Trực khuẩn mủ xanh) là một mầm bệnh cơ hội gây ra hầu hết các bệnh nhiễm trùng mạn tính ở người. Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định mức độ kháng kháng sinh của các chủng P. aeruginosa phân lập được từ các bệnh phẩm lâm sàng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ 2017 đến 2021. P. aeruginosa được phân lập từ một số bệnh phẩm khác nhau tại Khoa Vi sinh. Phân lập, định danh và xác định mức độ nhạy cảm với các kháng sinh. Kết quả: Nuôi cấy dương tính 15,87% (7537 chủng/ 47500 mẫu bệnh phẩm lâm sàng: Đờm, nước tiểu, mủ, dịch vết thương, dịch hút khí  quản và máu). Trong đó, có 505 chủng P. aeruginosa chiếm 6,70% số chủng vi khuẩn phân lập được và chúng đã đề kháng với các kháng sinh ceftazidime (37,12%), cefepime (49,41%), piperacillin (23,00%), piperacillin/tazobactam (18,42%), ciprofloxacin (40,37%), levofloxacin (38,41%), ofloxacin (43,55%), netilmycin (33,73%), tobramycin (34,93%), amikacin (32,24%), imipenem (27,80%), meropenem (35,57%). Nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy các loại thuốc kháng sinh như: Imipenem, meropenem, ciprofloxacin, gentamicin, amikacin và tobramycin được cho là lựa chọn tốt, nhưng nghiên cứu của chúng tôi đã nhận thấy có sự gia tăng đề kháng các loại kháng sinh trên. Kết luận: Việc xác định mức độ đề kháng với kháng sinh của P. aeruginosa là rất cần thiết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Phủng (2012). Vi khuẩn Y học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
2. Bùi Khắc Hậu và nhóm tác giả (2008). Dịch tễ học phân tử các chủng P. aeruginosa đa kháng thuốc nhiễm trùng Bệnh viện tại Hà Nội; Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ Y tế, Hà Nội,
3. T. C. Horan, M. Andrus và M. A. Dudeck (2008). CDC/NHSN surveillance definition of health care-associated infection and criteria for specific types of infections in the acute care setting. Am J Infect Control, 36 (5), 309-332.
4. M. Liu, J. Ma, W. Jia và cộng sự (2020). Antimicrobial Resistance and Molecular Characterization of Gene Cassettes from Class 1 Integrons in Pseudomonas aeruginosa Strains. Microb Drug Resist, 26 (6), 670-676.
5. D. Q. Đ. Lê Văn Cường (2022). Sự phân bố và tính kháng thuốc của trực khuẩn mủ xanh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2020. Tạp chí Y học Việt Nam, 1 (511), 114 - 118.
6. T. M. L. Tăng Xuân Hải, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Tuấn, (2022). Nghiên cứu tính kháng kháng sinh của một số loài vi khuẩn gây bệnh phân lập được tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam, 1 (512), 181 - 187.
7. Bộ Y tế (2017). Hướng dẫn thực hành kỹ thuật xét nghiệm Vi sinh lâm sàng, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
8. K. Adeli, V. Higgins, K. Trajcevski và cộng sự (2017). The Canadian laboratory initiative on pediatric reference intervals: A CALIPER white paper. Crit Rev Clin Lab Sci, 54 (6), 358-413.
9. V. Higgins, D. Truong, A. Woroch và cộng sự (2018). CLSI-based transference and verification of CALIPER pediatric reference intervals for 29 Ortho VITROS 5600 chemistry assays. Clin Biochem, 53, 93-103.
10. S. Piccoli, D. Mehta, A. Vitaliti và cộng sự (2019). 2019 White Paper on Recent Issues in Bioanalysis: FDA Immunogenicity Guidance, Gene Therapy, Critical Reagents, Biomarkers and Flow Cytometry Validation (Part 3 - Recommendations on 2019 FDA Immunogenicity Guidance, Gene Therapy Bioanalytical Challenges, Strategies for Critical Reagent Management, Biomarker Assay Validation, Flow Cytometry Validation & CLSI H62). Bioanalysis, 11 (24), 2207-2244.