NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP ỨNG DỤNG THIẾT KẾ CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY TÍNH VÀ KĨ THUẬT IN BA CHIỀU TRONG TÁI TẠO KHUYẾT HỔNG PHỨC HỢP MIỆNG-HÀM DƯỚI BẰNG VẠT DA XƯƠNG MÁC TỰ DO
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tổng quan: Tái tạo khuyết hổng xương hàm dưới có hỗ trợ của máng hướng dẫn được chế tạo bởi máy tính và công nghệ in ba chiều đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong vài thập kỉ gần đây. Kĩ thuật này đã chứng tỏ được những ưu điểm lớn so với các phương pháp truyền thống, nhưng chưa được sử dụng nhiều tại Việt Nam. Chúng tôi trình bày một trường hợp tạo hình khuyết hổng phức hợp miệng-hàm dưới sau phẫu thuật cắt ung thư bằng vạt da xương mác tự do có sự hỗ trợ của máng hướng dẫn được xây dựng dựa trên phẫu thuật giả tưởng. Đây là một trong những ca đầu tiên của chúng tôi được áp dụng công nghệ này, và cho thấy các kết quả ban đầu rất khả quan. Mô tả trường hợp: Bệnh nhân nam 62 tuổi, được chẩn đoán Ung thư biểu mô tế bào vảy vùng lợi hàm dưới bên trái. Bệnh nhân đã được cắt đoạn xương hàm dưới kèm theo phần mềm xung quanh đảm bảo diện cắt an toàn, và được tái tạo cả xương và niêm mạc che phủ bằng vạt da xương mác có ứng dụng máng hướng dẫn được chuẩn bị dựa trên máy tính và công nghệ in ba chiều. Kết quả sau mổ đều tốt cả về chức năng và thẩm mỹ của khuôn mặt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kỹ thuật in ba chiều, tái tạo khuyết hổng, vạt da xương mác tự do
Tài liệu tham khảo
2. S. Sharma and S. Bera, “Oromandibular reconstruction with free fibula osteocutaneous flap after oncologic resection: retrospective analysis of surgical experience and operative outcome of 56 cases,” International Surgery Journal, vol. 6, p. 3674, Sep. 2019, doi: 10.18203/2349-2902.isj20194423.
3. J. Weitz, F. J. M. Bauer, A. Hapfelmeier, N. H. Rohleder, K.-D. Wolff, and M. R. Kesting, “Accuracy of mandibular reconstruction by three-dimensional guided vascularised fibular free flap after segmental mandibulectomy,” Br J Oral Maxillofac Surg, vol. 54, no. 5, Art. no. 5, Jun. 2016, doi: 10.1016/j.bjoms.2016.01.029.
4. B. D. Schultz et al., “Classification of mandible defects and algorithm for microvascular reconstruction,” Plast Reconstr Surg, vol. 135, no. 4, Art. no. 4, Apr. 2015, doi: 10.1097/PRS.0000000000001106.
5. A. F. Mavrogenis, V. G. Igoumenou, I. Ignatiadis, K. Mourouzis, G. Rallis, and S. G. Spyridonos, “Microsurgical reconstruction of complex oromandibular defects: An update,” Injury, vol. 50 Suppl 5, pp. S117–S122, Dec. 2019, doi: 10.1016/j.injury.2019.10.061.
6. J.-S. Hou et al., “Application of CAD/CAM-assisted technique with surgical treatment in reconstruction of the mandible,” J Craniomaxillofac Surg, vol. 40, no. 8, Art. no. 8, Dec. 2012, doi: 10.1016/j.jcms.2012.02.022.
7. Q. N. Dong et al., “Computer-assisted fabrication of a cutting guide for marginal mandibulectomy and a patient-specific mandibular reconstruction plate: A case report,” Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, Medicine, and Pathology, Mar. 2021, doi: 10.1016/j.ajoms.2021.02.013.
8. S. Mahendru et al., “CAD-CAM vs conventional technique for mandibular reconstruction with free fibula flap: A comparison of outcomes,” Surg Oncol, vol. 34, pp. 284–291, Sep. 2020, doi: 10.1016/j.suronc.2020.04.012.