SO SÁNH TÁC DỤNG GIẢM ĐAU ĐƯỜNG NGOÀI MÀNG CỨNG TRONG CHUYỂN DẠ ĐẺ BẰNG ROPIVACAIN 0,125% - FENTANYL VỚI BUPIVACAIN 0,125% - FENTANYL

Nguyễn Công Hùng1,, Đỗ Văn Lợi1, Nguyễn Thị Lệ Mỹ2
1 Bệnh viện phụ sản trung ương
2 Bệnh viện Thanh Nhàn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh tác dụng giảm đau đường ngoài màng cứng trong chuyển dạ đẻ bằn ropivacain 0,125% - fentany với bupivacain 0,125% - fentanyl. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp lâm sàng có so sánh. 60 sản phụ chia thành 2 nhóm được gây tê NMC giảm đau trong chuyển dạ, nhóm R sử dụng ropivacain 0,125% nhóm B sử dụng Bupivacain 0,125%. Cả hai nhóm được đánh giá hiệu quả giảm đau, ảnh hưởng lên khả năng rặn đẻ, thời gian chuyển dạ và tác dụng không mong muốn. Kết quả: Hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ của cả hai nhóm đều tốt. Điểm VAS trung bình sau gây tê của cả hai nhóm đều dưới 4 điểm. Thời gian ở giai đoạn 1b của nhóm R 166,8±133, 1 phút dài hơn nhóm B 129,0±95,0 phút. p>0,05. Thời gian giai đoạn 2 của nhóm R là 21,54±16, 1 phút dài hơn so với nhóm B là 19,0 ± 14,4 phút. p>0,05. Nhóm B có 1 sản phụ (chiếm 3,3%) có giảm cảm giác mót rặn. Nhóm R có 100% sản phụ có khả năng rặn đẻ tốt, còn nhóm B có 1 sản phụ khả năng rặn đẻ giảm. Kết luận: Cả hai nhóm đều có hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ tốt. thời gian giai đoạn 1b và giai đoạn 2 của nhóm R dài hơn nhóm B. Nhóm R ít gây ảnh hưởng lên cảm giác mót rặn và khả năng rặng đẻ hơn nhóm B.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Hòa Hưng (2017), Đánh giá hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ đẻ của gây tê ngoài màng cứng của levobupivacain hoặc ropivacain phối hợp với fentanyl, Luận văn thạc sĩ y khoa, Bộ môn Gây mê hồi sức, Đại học Y Hà Nội.
2. Trần Văn Quang (2011), Luận văn thạc sĩ Y học "Đánh giá hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ đẻ bằng gây tê ngoài màng cứng Levobupivacain phối hợp với Fentanyl ở các nồng độ và liều lượng khác nhau", Bộ môn Gây Mê Hồi Sức, Đại Học Y Hà Nội.
3. Joy L. Hawkins (2010), "Epidural Analgesia for Labor and Delivery", The New England Journal of Medicine. 362, pp. 1503-10.
4. Kapil Sharma Indira Kumari, Vikram Bedi, Madhan Mohan, Hemraj Tungaria, Manish Kumar Modi (2018), "Comparison of ropivacaine (0.2%) with or without clonidine 1 µg/kg for epidural labor analgesia: A randomized controlled study", J Anaesthesiol Clin Pharmacol. 34, pp. 18-22.
5. Kasturi H. Bandyopadhyay Reena, Mumtaz Afzal, Amiya K. Mishra, Abhijit Paul (2014), "Labor epidural analgesia: Past, present and future", Indian Journal of Pain. 28(2), pp. 71-81.
6. Cecilia Hedlundb Shane Rainesa, Malin Franzon et al (2014), "Ropivacaine for Continuous Wound Infusion for Postoperative Pain Management: A Systematic Review and Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials", Eur Surg Res. 53, pp. 43-60.
7. Ruth Landau (2009), "Pain management during labor", Medicine Reports, pp. 1-5.