NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU BỆNH VIÊN LIÊN QUAN ĐẾN ỐNG THÔNG BÀNG QUANG Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC

Nguyễn Anh Tuấn1,2,, Lê Văn Hiệp 3
1 Đại học Y Hà Nội
2 Trung tâm cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai
3 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện liên quan đến ống thông bàng quang tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng: 755 bệnh nhân (BN) điều trị tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai có đặt ống thông bàng quang từ tháng 8/2019 đến tháng 7/2020. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu. Các biến định lượng được trình bày theo giá trị trung bình và độ lệch chuẩn; sử dụng các test tham số cho biến phân bố chuẩn và test phi tham số cho biến phân bố không chuẩn; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Các biến định tính được trình bày theo tỷ lệ phần trăm (%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả: Tỉ lệ BN có nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện là 5,6% với tần xuất mắc là 7,9 BN/1000 ngày đặt ống thông. Thời gian lưu ống thông bàng quang trung bình đến thời điểm chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện là 8,4 ngày (95%CI: 6,56 – 10,22). Nấm Candida albicans là chủng hay gặp nhất (31,1%); tiếp đến là Candida tropicalis (15,8%), Ecoli (11,1%), Klebsiella pneumoniae (11,1%). Các chủng nấm Candida albicans, Candida tropicalis chưa phát hiện sự đề kháng với thuốc kháng nấm thông thường. Escherichia coli kháng 100% với Ceftriaxone, Levofloxacine, Cefepime. Klebsiella pneumoniae kháng hầu hết các loại kháng sinh và chỉ nhạy 60% với kháng sinh Fosformycin. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện cao. Cadida albicans là loại nhiễm khuẩn được phân lập nhiều nhất. Các vi khuẩn gram âm được phân lập có tính đề kháng kháng sinh cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bongyoung Kim1, Hyunjoo Pai: Current status of indwelling urinary catheter utilization and catheter-associated urinary tract infection throughout hospital wards in Korea: A multicenter prospective observational study: 2017.
2. Vũ Thị Thanh Hà, Lê Thị Diễm Tuyết: Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện ở bệnh nhân hồi sức cấp cứu có đặt ống thông bàng quang 2004.
3. Nargis Sabir MBBS, Aamer Ikram MBBS: Bacterial biofilm-based catheter-associated urinary tract infections Causative pathogens and antibiotic resistance: 2017.
4. Fisher JF, Kavanagh K, Sobel JD: Candida urinary tract infection: pathogenesis 2011.
5. Bùi Hồng Giang: Nghiên Cứu Đặc Điểm Vi Khuẩn Và Điều Trị Nhiễm Khuẩn Bệnh Viện Tại Khoa Hồi Sức Tích Cực Bệnh Viện Bạch Mai Năm 2012.