ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG THẬN CẤP Ở BỆNH NHÂN SAU CHỤP VÀ CAN THIỆP MẠCH VÀNH QUA DA TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Hoàng Văn Tú 1, Nguyễn Tiến Dũng 2,, Nguyễn Quang Toàn 2, Đặng Đức Minh 2
1 Bệnh viện trung ương Thái Nguyên
2 Đại học Y dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm tổn thương thận cấp (TTTC) và mối liên giữa một số yếu tố với tổn thương thận cấp ở bệnh nhân được chụp và can thiệp động mạch vành qua da. Đối tượng: 127 bệnh nhân được chụp, can thiệp động mạch vành qua da tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 09/2021 tới tháng 09/2022. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân 68,0 ± 10,9 tuổi, nam giới chiếm 61,4%. Suy thận chiếm 36,2%, đái tháo đường 28,3%, thiếu máu 29,9%, suy tim 40,9%. Mức creatinin trung bình trước thủ thuật 101,1 ± 42,3 µmol/l. Thể tích cản quang trung bình được dùng 216,0 ± 86,2 ml, 21,3% bệnh nhân được dùng thể tích cản quang vượt quá thể tích cản quang tối đa cho phép (MACD). 29/127 bệnh nhân (chiếm 22,8%) có tổn thương thận cấp sau thủ thuật chụp và can thiệp động mạch vành qua da, trong đó giai đoạn 1 là 18,9%, giai đoạn 2 là 3,9%. 9 bệnh nhân (7,1%) tử vong nội viện. Trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy có nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ tổn thương thận cấp ở bệnh nhân sau chụp và can thiệp động mạch vành: Đái tháo đường, suy thận, suy tim, thể tích cản quang > MACD, ≥ 75 tuổi. Thể tích cản quang đã dùng vượt quá MACD là yếu tố gia tăng nguy cơ cao nhất tổn thương thận cấp (OR 21,39; 95% CI: 7,46 – 61,28; p < 0,05). TTTC có liên quan tới gia tăng nguy cơ tử vong nội viện sau PCI (OR 36,95; 95%CI 4,38 – 311,5; p < 0,0001). Kết luận: Tỷ lệ tổn thương thận cấp sau thủ thuật chụp và can thiệp động mạch vành còn cao. Đái tháo đường, suy tim, suy thận, thiếu máu, thể tích cản quang được dùng vượt quá MACD, ≥ 75 tuổi làm gia tăng TTTC sau PCI. TTTC có liên quan tới gia tăng có ý nghĩa nguy cơ tử vong nội viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Kim Linh (2015), "Giá trị thang điểm AGEF trong dự báo bệnh thận do thuốc cản quang sau can thiệp động mạch vành", Luận văn thạc sĩ y học. Đại học y Hà Nội.
2. Joe Aoun, et al. (2018), "Maximum allowable contrast dose and prevention of acute kidney injury following cardiovascular procedures", Current opinion in nephrology and hypertension. 27(2), p. 121.
3. Lorenzo Azzalini, et al. (2018), "Incidence of contrast-induced acute kidney injury in a large cohort of all-comers undergoing percutaneous coronary intervention: Comparison of five contrast media", International Journal of Cardiology. 273, pp. 69-73.
4. Wen-hua Li, et al. (2013), "Impact of anemia on contrast-induced nephropathy (CIN) in patients undergoing percutaneous coronary interventions", International Urology and Nephrology. 45(4), pp. 1065-1070.
5. Roxana Mehran, et al. (2004), "A simple risk score for prediction of contrast-induced nephropathy after percutaneous coronary intervention: development and initial validation", Journal of the American College of Cardiology. 44(7), pp. 1393-1399.
6. Charanjit S Rihal, et al. (2002), "Incidence and prognostic importance of acute renal failure after percutaneous coronary intervention", circulation. 105(19), pp. 2259-2264.
7. Thomas T Tsai, et al. (2014), "Contemporary incidence, predictors, and outcomes of acute kidney injury in patients undergoing percutaneous coronary interventions: insights from the NCDR Cath-PCI registry", JACC: Cardiovascular Interventions. 7(1), pp. 1-9.
8. Jin Wi, et al. (2013), "Prediction of contrast‐induced nephropathy with persistent renal dysfunction and adverse long‐term outcomes in patients with acute myocardial infarction using the Mehran Risk Score", Clinical cardiology. 36(1), pp. 46-53.