THỰC TRẠNG DINH DƯỠNG Ở HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỒNG LĨNH THUỘC THỊ XÃ HỒNG LĨNH, TỈNH HÀ TĨNH

Nguyễn Hòa1, Trương Thị Thùy Dương2,
1 Trung tâm Y tế thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
2 Đại học y dược Đại học Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng dinh dưỡng của học sinh trường trung học phổ thông Hồng Lĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả, thiết kế cắt ngang trên 1041 học sinh trường trung học phổ thông Hồng Lĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh năm 2021. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ học sinh bị suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm khá cao 10,8% trong đó suy dinh dưỡng mức độ vừa chiếm chủ yếu 9,6%, suy dinh dưỡng mức độ nặng chỉ chiếm tỷ lệ 1,2% trong đó suy dinh dưỡng thấp còi mức độ vừa và nặng ở học sinh nữ (10,4% và 1,4%) cao hơn học sinh nam (8,9 và 1,1%), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi giữa hai giới (p > 0,05). Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm của học sinh chiếm 6,9% trong đó học sinh nữ (7,6%) có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn học sinh nam (6,3%). Tỷ lệ thừa cân của học sinh chiếm 9,6%, béo phì là 1,2% trong đó tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh nam (10,0% và 1,7%) cũng cao hơn học sinh nữ (9,2% và 0,6%), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 về tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gày còm và tỷ lệ thừa cân, béo phì giữa hai giới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Trần Tuấn Anh, Nguyễn Thị Thắm, Nguyễn Đức Dương, Nguyễn Quang Hùng (2021), Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi và một số yếu tố liên quan ở một số trường trung học phổ thông tại Hải Phòng năm 2019, Tạp chí Y học dự phòng, tập 31, số 1, tr. 66 - 71.
2. Nguyễn Nhật Cảm, Nguyễn Thị Thi Thơ, Nguyễn Thị Kiều Anh (2017), Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gày còm và một số yếu tố liên quan của học sinh từ 11 - 17 tuổi tại thành phố Hà Nội, Tạp chí Y học dự phòng, tập 27, số 7, tr. 120 - 129.
3. Trần Thị Minh Hạnh, Vũ Quỳnh Hoa và Đỗ Thị Ngọc Diệp (2012), Diễn tiến tình trạng dinh dưỡng và tăng trưởng học sinh Tp. HCM 2002- 2009, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm; 8(4): tr.17 - 26.
4. Ngô Hồng Nhung, Trương Thị Thùy Dương (2021), Thực trạng dinh dưỡng ở học sinh lớp 10 tại trường trung học phổ thông Gang Thép Thái Nguyên năm 2020, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 502, số 2, tr. 211 - 215.
5. Nguyễn Thị Thắm, Lê Trần Tuấn Anh và CS (2021), Thực trạng thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan ở học sinh một số trường phổ thông trung học tại Hải Phòng năm 2019 - 2020, Tạp chí Y học dự phòng, tập 31, số 1, tr. 148 - 154.
6. Đào Thị Ngọc Trâm, Đỗ Thị Hoài Thương, Đỗ Thị Ngọc Diệp (2018), "Khẩu phần ăn của học sinh trường THCS Nguyễn Chí Thanh tại thị xã Gia Nghĩa tỉnh Dak Nông", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 22(1), tr. 253-259.
7. Gao Y, G.S., Emily Y, Chan Y (2008),, “Interventions to reduce overweight and obesity in China: a systematic review of the Chinese and English literature”,. Journal of Public Health, 30 (4), pp. 436 - 448.
8. WHO (2007), "Child growth standards", https://www.who.int/childgrowth/en/.