ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆN CHÂM, XOA BÓP BẤM HUYỆT KẾT HỢP BÀI TẬP VẬN ĐỘNG NGUYỄN VĂN HƯỞNG TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU VAI GÁY DO THOÁI HOÁ CỘT SỐNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng của điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp bài tập vận động Nguyễn Văn Hưởng trong điều trị đau vai gáy do thoái hoá cột sống cổ. Phương pháp: Can thiệp lâm sàng, có đối chứng, so sánh trước sau điều trị. 60 bệnh nhân chia làm 2 nhóm, nhóm nghiên cứu 30 bệnh nhân điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp bài tập vận động Nguyễn Văn Hưởng; nhóm chứng 30 bệnh nhân điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp bài tập vận động phục hồi chức năng. Thời gian điều trị 14 ngày. Kết quả: Sau điều trị, điểm đau VAS, sự co cứng cơ, hội chứng chèn ép rễ, tầm vận động cột sống cổ, chỉ số sinh hoạt hàng ngày đều cải thiện tốt hơn so với trước điều trị (p < 0,05), hiệu quả nhóm nghiên cứu tương đương với nhóm chứng (p > 0,05). Kết luận: Phương pháp điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp bài tập vận động Nguyễn Văn Hưởng có tác dụng trong điều trị đau vai gáy do thoái hoá cột sống cổ. Mức độ cải thiện tương đương với nhóm điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp bài tập vận động phục hồi chức năng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bài tập vận động, Nguyễn Văn Hưởng, Thoái hoá cột sống cổ
Tài liệu tham khảo
2. Trần Ngọc Ân (1992), Bệnh thấp khớp, Nhà xuất bản Y học, Tr. 193.
3. Võ Tam, Nguyễn Hoàng Thanh Vân, Đào Thị Vân Khánh (2012). Thoái hóa cột sống cổ. Phác đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp thường gặp. Hội thấp khớp học Việt Nam, Tr.220 – 225.
4. Bộ y tế (2008), “ Điện châm điều trị hội chứng vai gáy”, Quy trình kỹ thuật y học cổ truyền, Tr. 120 – 121.
5. Nguyễn Văn Hưởng, Huỳnh Uyển Liên (2008). Phương pháp dưỡng sinh, Nhà xuất bản Y học Hà nội. Tr.6-8.
6. Raj D. Rao, Bradford L. Currier, Todd J. Albert et al. (2007). Degenerative Cervical Spondylosis: Clinical Syndromes, Pathogenesis, and Management. The Journal of Bone & Joint Surgery: 321-335.
7. Bộ Y tế (2017). Hướng dẫn quy trình kỹ thuật phục hồi chức năng, Quy trình tập vận động cột sống, Nhà xuất bản Y học, Tr6.
8. Lê Đức Hinh, Chu Quốc Trường, Nguyễn Thị Vân Anh (2001). Đánh giá tác dụng của bài tập dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng trên một số bệnh nhân có hội chứng thiểu năng tuần hoàn não mạn tính. Y học thực hành. Tr.19 - 21.