THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN THAM GIA CHỐNG DỊCH COVID 19 NĂM 2021

Đỗ Nam Khánh 1,, Dương Thị Thu Hiền 1, Cao Thị Thúy Anh 1, Nguyễn Ngọc Minh Hải 1
1 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan của sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội trực tiếp tham gia chống dịch COVID 19 tại các địa phương năm 2021. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 494 sinh viên học viên. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress trên sinh viên và BSNT tham gia chống dịch COVID-19 lần lượt là 18,8%, 7,6% và 43,3%. Trong đó mức độ stress rất nặng chiếm tỷ lệ tương đối cao với 40 người (8,3%). Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ trầm cảm bao gồm: sinh viên tham gia truy vết, 2 lần tham gia chống dịch, tham gia chống dịch tại Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, thời gian chống dịch trên 60 ngày, nam giới. Kết luận: Tỷ lệ sinh viên tham gia chồng dịch COVID 19 có vấn đề sức khỏe tâm thần tương đối cao, do đó cần có biện pháp hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho sinh viên trước, trong và sau khi tham gia chống dịch nói chung và COVID 19 nói riêng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Coronavirus disease (COVID- 19) outbreak (2020).https://www.who.int/westernpacific/emergencies/COVID-19.
2. Cổng thông tin của Bộ Y tế về đại dịch COVID 19 (2022). https://COVID19.gov.vn/.
3. Brooks SK, Webster RK, Smith LE, et al (2020). The psychological impact of quarantine and how to reduce it: rapid review of the evidence. The lancet.; 395(10227):912-920.
4. Tian-Ci Quek T, Tam W-S, X Tran B, et al (2019). The global prevalence of anxiety among medical students: a meta-analysis. International journal of environmental research and public health; 16(15):2735.
5. Nguyen DT, Ngo TM, Nguyen HLT, et al (2022). The prevalence of self-reported anxiety, depression, and associated factors among Hanoi Medical University’s students during the first wave of COVID-19 pandemic. PloS one; 17(8):e0269740.
6. Ho CS, Chee CY, Ho RC (2020). Mental health strategies to combat the psychological impact of COVID-19 beyond paranoia and panic. Ann Acad Med Singapore; 49(1):1-3.
7. Pappa S, Ntella V, Giannakas T, Giannakoulis VG, Papoutsi E, Katsaounou P (2020). Prevalence of depression, anxiety, and insomnia among healthcare workers during the COVID-19 pandemic: A systematic review and meta-analysis. Brain, behavior, and immunity; 88:901-907.
8. Di Tella M, Romeo A, Benfante A, Castelli L (2020). Mental health of healthcare workers during the COVID‐19 pandemic in Italy. Journal of evaluation in clinical practice; 26(6):1583-1587.