TÌNH TRẠNG NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU VÀ KHÁNG KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2021

Trần Quốc Huy 1,, Trần Thị Mộng Lành2, Lý Ngọc Trâm 3, Lê Văn Chương 4, Trần Duy Thảo 5
1 Đại học Văn Lang
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang
3 Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang
4 Đại học Y dược TP.HCM
5 Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một trong những bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, chiếm tỉ lệ mắc bệnh cao đáng kể trong các trường hợp nhiễm khuẩn tại bệnh viện. Việc giám sát phát hiện sớm và ngăn ngừa NKTN là rất quan trọng đối với bác sĩ lâm sàng giúp chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Mục tiêu: Khảo sát vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu, xác định mức độ kháng kháng sinh của từng chủng vi khuẩn phân lập được. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang những bệnh nhân nội trú có chẩn đoán lâm sàng là nhiễm khuẩn đường tiết niệu, được chỉ định cấy nước tiểu cho kết quả dương tính (>100.000 vi khuẩn/mL) và thực hiện kháng sinh đồ. Kết quả:  E. coli có tỉ lệ cao nhất 54,5%, kế đến là K. pneumoniae 15,6%, Pseudomonas spp 9,9%, Enterococcus faecalis 6,0%. Về tỉ lệ đề kháng kháng sinh E. coli có tỉ lệ để kháng cao với Cefazolin (100%), Ampicillin (97,9%), Ciprofloxacin (91,7%). K. pneumoniae đề kháng với Ampicillin, Cefazolin khá cao (100%), Ciprofloxacin (96,4%), Ampicillin/sulbactam (92,7%), Ceftazidime (90,9%). Pseudomonas spp có tỉ lệ đề kháng với Nitrofurantoin cao (91,2%), Ceftazidime, Ciprofloxacin (88,6%), Meropenem (85,7%). Enterococcus faecalis đề kháng với Tetracycline (81,0%), Levofloxacin (71,4%) và chưa phát hiện đề kháng với Vancomycin, Nitrofurantoin, Linezolid. Staphylococcus spp tỉ lệ đề kháng kháng sinh với Ampicillin, Penicillin G (100%), Gentamicin (90%), Oxacillin (80%), Ciprofloxacin (70%), chưa phát hiện sự đề kháng đối với Nitrofurantoin, Vancomycin. Kết luận: E. coli là vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu cao nhất. Tình trạng đề kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn ngày càng cao trong bệnh viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lâm Tú Hương, Huỳnh Minh Tuấn, Khoa Trần Đăng (2021), "Đặc điểm vi khuẩn và kháng sinh đồ của bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu điều trị tại khoa tiết niệu bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 25 Số 1, 159-163.
2. Lê Đình Khánh, Lê Đình Đạm, Nguyễn Khoa Hùng, Nguyễn Xuân Mỹ, Võ Minh Nhật, Nguyễn Ngọc Minh, Sương Hồ Thị Ngọc (2018), "Tình hình nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại khoa ngoại tiết niệu bệnh viện Trường Đại học Y dược Huế". Tạp chí Y dược học - Trường Đại học Y dược Huế, Tập 8, số 3 - tháng 6/2018, 100-108.
3. Cao Minh Nga (2010), "Sự đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở người lớn". Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, tập 44, số 1, tr 490 – 496
4. Trần Thị Thanh Nga (2013), "Tác nhân gây nhiễm trùng tiểu và tình hình đề kháng kháng sinh tại bệnh viện Chợ Rẫy 2013". Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, Tập 18, Phụ bản của Số 4, 2014, 119-122.
5. Nguyễn Thị Thanh Tâm, Hương Trần Thị Bích (2015), "Đặc điểm lâm sàng và vi trùng học của nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp ở người trưởng thành tại bệnh viện Chợ Rẫy". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 19(4):458-464
6. Trần Thị Thủy Trinh, Côn Bùi Mạnh (2015), "Đề kháng kháng sinh của các tác nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại bệnh viện An Bình năm 2015". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
7. Huỳnh Minh Tuấn, Trần Xuân Sáng, Nguyễn Kim Huyền, Nguyễn Vũ Hoàng Yến, Trịnh Thị Thoa, Vương Minh Nguyệt, Bảo Nguyễn Thanh (2013), "Khảo sát phổ vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu và phổ đề kháng kháng sinh của chúng trên bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh". Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
8. Ganesh R., Shrestha D., Bhattachan B., Rai G. (2019), "Epidemiology of urinary tract infection and antimicrobial resistance in a pediatric hospital in Nepal". BMC Infect Dis, 19 (1), 420.