ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHÁC ĐỒ MISOPROSTOL 400 MCG NGẬM DƯỚI LƯỠI TRONG ĐIỀU TRỊ SẨY THAI KHÔNG TRỌN TUỔI THAI DƯỚI 12 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

Hùng Cường Phạm 1,, Minh Tuấn Võ 1
1 Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các biến chứng sau phá thai hoặc sẩy thai tự nhiên là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong cho mẹ. Misoprostol đã được chứng minh là biện pháp thay thế hiệu quả cho điều trị thủ thuật trong sẩy thai không trọn, và có thể được thực hiện với nơi nguồn lực thấp. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thành công của phác đồ Misoprostol 400mcg ngậm dưới lưỡi trong điều trị sẩy thai không trọn tuổi thai dưới 12 tuần tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả dọc tiến cứu trên 177 trường hợp sẩy thai không trọn (dưới 12 tuần), từ 06/2020 đến 01/2021 tại bệnh viện Nhân dân Gia Định. Kết quả: Tỷ lệ thành công của phác đồ Misoprostol 400 mcg ngậm dưới lưỡi trong điều trị sẩy thai không trọn tuổi thai dưới 12 tuần trong nghiên cứu là 90,96% (KTC 95% 90,40 – 91,52). Thời gian ra huyết: ra huyết dưới 14 ngày có khả năng thành công cao hơn so với ra huyết kéo dài trên 14 ngày với OR 52,63 [KTC 95% 9,09 – 333,33]. Thời gian ra huyết trung bình là 9,5 ±4,6 ngày, với mức độ ra huyết ít 35%, vừa 49,2% và nhiều 15,8%. Mức độ đau bụng: không đau 13,6%, đau ít 40,7%, đau vừa 37,3% và đau nhiều 7,9% với tỷ lệ dùng thuốc giảm đau chiến 65,5%. Buồn nôn 28,8%, nôn 5,1%, tiêu chảy 18,1%, sốt ớn lạnh 6,8%, dị ứng 1,1%. Kết luận: Tỷ lệ thành công của phác đồ Misoprostol 400 mcg ngậm dưới lưỡi là 90,96%. Misoprostol là một phương pháp hiệu quả, an toàn và được chấp nhận trong điều trị sẩy thai không trọn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bệnh viện Nhân dân Gia Định (2019), "Phác đồ xử trí sẩy thai", Phác đồ điều trị sản phụ khoa, tr. 114-120.
2. Bộ Y Tế (2015), "Sẩy thai không trọn", Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa, tr. 10.
3. Nguyễn Thị Như Ngọc (2013), "Results from a study using Misoprostol for management of incomplete abortion in Vietnamese hospitals: implications for task shifting", BMC pregnancy and childbirth, tr. 118-118.
4. Abbasi S (2008), "Role of clinical and ultrasound findings in the diagnosis of retained products of conception", Ultrasound in Obstetrics & Gynecology, 32(5), pp. 704-707.
5. ACOG (2009), "Misoprostol for Postabortion Care", Committee on International Affairs, pp. 427.
6. Honkanen H (2004), "WHO multinational study of three Misoprostol regimens after mifepristone for early medical abortion", BJOG, 111(7), pp. 715-725.
7. Coughlin L. B (2004), "Medical management of first trimester incomplete miscarriage using Misoprostol", J Obstet Gynaecol 24(1), pp. 67-68.
8. Fawole, Adeniran O (2012), "Misoprostol as first-line treatment for incomplete abortion at a secondary-level health facility in Nigeria", International Journal of Gynecology & Obstetrics, 119(2), pp. 170-173.