NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ Ù TAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Ù tai là một biểu hiện khá phổ biến, tỷ lệ người trưởng thành khoảng 25,3% (50 triệu người); Ù tai kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh đặc biệt là giấc ngủ, lo lắng và trầm cảm, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng công việc, nhất là những công việc cần độ tập trung. Cho đến nay, nguyên nhân, các yếu tố liên quan và sinh bệnh học của biểu hiện này vẫn còn nhiều giả thuyết và vì thế có nhiều phương pháp tiếp cận để giải quyết như liệu pháp âm thanh, máy trợ thính, tư vấn, liệu pháp tâm lý, liệu pháp nhận thức hành vi, phẫu thuật, nội khoa, kích thích điện - từ trường xuyên sọ, tiêm xuyên màng nhĩ, châm cứu,... Qua nghiên cứu tổng quan về các phương pháp điều trị ù tai chúng tôi thu thập được 36 bài báo đủ tiêu chuẩn nghiên cứu đặt ra. Các phương pháp điều trị ù tai được đề cập: Sử dụng thuốc (thuốc tăng cường lưu thông mạch máu não, tăng khả năng sử dụng oxy của các tế bào não trong đó có bộ phận tai trong, ổn định tín hiệu hóa học trong não, giảm khả năng tạo huyết khối trong lòng mạch và tăng cường lưu lượng máu lên vùng não); Tiêm xuyên màng nhĩ (Corticosteroids, OTO-313, AM-101...); Tâm lý liệu pháp (liệu pháp nhận thức hành vi, đào tạo lại chứng ù tai, thiền…); Âm thanh trị liệu (tạo tiếng ồn, tiếng ù che lấp, liệu pháp âm nhạc); Sử dụng máy trợ thính; Điều hòa thần kinh (Kích thích từ trường xuyên sọ rTMS, điều hoà thần kinh đa mô thức, kích thích bằng điện qua da, kích thích dây phế vị qua da...); Châm cứu; Cấy ốc tai điện tử...
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ù tai, phương pháp điều trị
Tài liệu tham khảo
2. Farhadi M, Salem MM, Asghari A, Daneshi A, Mirsalehi M, Mahmoudian S. Impact of Acamprosate on Chronic Tinnitus: A Randomized-Controlled Trial. Ann Otol Rhinol Laryngol. 2020;129(11):1110-1119. doi:10.1177/0003489420930773
3. Lee HJ, Kim MB, Yoo SY, et al. Clinical effect of intratympanic dexamethasone injection in acute unilateral tinnitus: A prospective, placebo-controlled, multicenter study. Laryngoscope. 2018;128(1):184-188. doi:10.1002/lary.26541
4. E WB, G A, M F, V M. Internet-Based Audiologist-Guided Cognitive Behavioral Therapy for Tinnitus: Randomized Controlled Trial. Journal of medical Internet research. 2022;24(2). doi:10.2196/27584
5. Hodgson SA, Herdering R, Singh Shekhawat G, Searchfield GD. A crossover trial comparing wide dynamic range compression and frequency compression in hearing aids for tinnitus therapy. Disabil Rehabil Assist Technol. 2017;12(1):97-103. doi:10.3109/17483107.2015.1079266
6. Noh TS, Kyong JS, Park MK, et al. Treatment Outcome of Auditory and Frontal Dual-Site rTMS in Tinnitus Patients and Changes in Magnetoencephalographic Functional Connectivity after rTMS: Double-Blind Randomized Controlled Trial. Audiol Neurootol. 2019;24(6):293-298. doi:10.1159/000503134
7. Conlon B, Langguth B, Hamilton C, et al. Bimodal neuromodulation combining sound and tongue stimulation reduces tinnitus symptoms in a large randomized clinical study. Sci Transl Med. 2020;12(564):eabb2830. doi:10.1126/scitranslmed.abb2830
8. Marx M, Mosnier I, Venail F, et al. Cochlear Implantation and Other Treatments in Single-Sided Deafness and Asymmetric Hearing Loss: Results of a National Multicenter Study Including a Randomized Controlled Trial. Audiol Neurootol. 2021;26(6):414-424. doi:10.1159/000514085
9. Yang J, Song J, Zhao X, Pang C, Cong N, Han Z. Restoration of Deafferentation Reduces Tinnitus, Anxiety, and Depression: A Retrospective Study on Cochlear Implant Patients. Neural Plast. 2021;2021:6678863. doi:10.1155/2021/6678863