ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU CẤP TÍNH CHI DƯỚI CÓ MỞ CÂN CẲNG CHÂN DO CHẤN THƯƠNG VẾT THƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Nhận xét đặc điểm bệnh lý và đánh giá kết quả điều trị thiếu máu cấp tính chi dưới có mở cân cẳng chân do chấn thương vết thương tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu quan sát mô tả, không nhóm chứng trên 70 bệnh nhân có chẩn đoán thiếu máu chi dưới cấp tín được tái thông mạch máu có kèm mở cân cẳng chân tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong thời gian từ 01/2020 đến 12/2021. Kết quả: Trong 70 bệnh nhân nghiên cứu, tỷ lệ nam/nữ = 1.8/1; độ tuổi trung bình là 33,2 ± 13,2 tuổi. Tai nạn giao thông là chủ yếu chiếm 82,9%. Cơ sở tiếp cận y tế ban đầu là tuyến tỉnh chiếm 82,9%. Mạch bị tổn thương do chấn thương chiếm 94,3%, vết thương chiếm 5,7%; chủ yếu là động mạch khoeo chiếm 88,6%. 100% bệnh nhân được tái thông mạch ở thời điểm >6h kể từ lúc xảy ra tai nạn. Phân độ Rutherford từ IIa trở lên chiếm 95,7%. Không có sự khác biệt giữa mở cân dự phòng hay điều trị ở nam và nữ (p= 0,141 > 0,05, Chi-Square Test). 17,2% bệnh nhân cần cắt lọc cơ hoại tử sau mổ. 10% có biến chứng chảy máu vết mổ; 24,3% có nhiễm khuẩn vết mổ. 5/70 bệnh nhân tắc hẹp miệng nối cần mổ lại. 2/70 trường hợp phải cắt cụt sớm sau mổ do cơ hoại tử không liên quan đến mở cân. Không có trường hợp nào suy thận cấp hay tử vong. Thời gian đóng cân cẳng chân trung bình 13,84 ± 6,445 ngày, sớm nhất là 4 ngày, muộn nhất là 31 ngày. Sau 01 tháng xuất viện, 82,4% bệnh nhân hạn chế vận động, 2,9% bất động; chỉ có 48,5% số bệnh nhân không còn cảm giác đau sau mổ. Sau 06 tháng, còn 33,8% bệnh nhân hạn chế vận động, không còn bệnh nhân phải bất động, tỷ lệ không đau 97,1%. Kết luận: Kết quả điểu trị thiếu máu chi dưới cấp tính có mở cân cẳng chân do chấn thương vết thương tương đối tốt, bị ảnh hưởng bởi đặc điểm tổn thương ban đầu, chăm sóc vết mổ, tập phục hồi vận động sau mổ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
thiếu máu cấp tính chi dưới, mở cân cẳng chân, chấn thương vết thương mạch máu chi dưới.
Tài liệu tham khảo
2. Olinic D, Stanek A, Tătaru D, Homorodean C, et al. Acute limb ischemia: an update on diagnosis and management. J Clin Med. (2019) 8:1215-26 .10.3390/jcm8081215.
3. Patman RD, Thompson JE. Fasciotomy in peripheral vascular surgery: report of 164 patients. Arch Surg. 1970; 101: 663-672.
4. Rollins DL, Bernhard VM, Towne JB. Fasciotomy: an appraisal of controversial issues. Arch Surg. 1981; 116: 1474-1481.
5. Rush DS, Frame SB, Bell RM, et al. Does open fasciotomy contribute to morbidity and mortality after acute lower extremity ischemia and revascularization. J Vasc Surg. 1989;10:343–50.
6. Nguyễn Hữu Ước, Vũ Ngọc Tú. Chấn thương, vết thương động mạch chi. Bệnh học ngoại khoa tập 1, Nhà xuất bản Y học; 2020.
7. Kluckner, M., Gratl, A., Gruber, L., Frech, A., Gummerer, M., Enzmann, F. K., Wipper, S., & Klocker, J. (2021). Predictors for the need for fasciotomy after arterial vascular trauma of the lower extremity. Injury, 52(8), 2160–2165.
8. Đoàn Hữu Hoạt, Nguyễn Hữu Ước, Vũ Ngọc Tú (2019). Đặc điểm lâm sàng và thương tổn giải phẫu bệnh chấn thương động mạch chi dưới tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2017-2019. Y học thực hành, 7 (1103), 38-42.
9. Đoàn Quốc Hưng, Nguyễn Văn Đại, Nguyễn Thế May (2017). Chấn thương, vết thương động mạch ngoại vi: Hình thái tổn thương và kết quả điều trị tại bệnh viện Việt Đức. Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam. 16, 8-13.
10. Thang DN, Tu VN, Kien TT, Huu N. Kết quả phẫu thuật điều trị chấn thương động mạch khoeo do trật khớp gối tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức. VJCTS. 2021;30:17-23. doi:10.47972/vjcts.v30i.470.