ĐẶC ĐIỂM CHẨN ĐOÁN TIỀN SẢN BẰNG SIÊU ÂM CÁC DỊ TẬT BẨM SINH ỐNG TIÊU HÓA Ở TRẺ SƠ SINH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm chẩn đoán tiền sản bằng siêu âm và kết quả điều trị trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh ống tiêu hóa (DTBSOTH) được phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu mô tả hàng loạt ca, số liệu thu thập từ bệnh án của bệnh nhân. Đối tượng: Trẻ sơ sinh có chẩn đoán DTBSOTH được phẫu thuật (dựa trên tường trình phẫu thuật, kết quả giải phẫu bệnh) và kết quả chẩn đoán tiền sản bằng siêu âm tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 01/2020 đến 06/2021. Kết quả: Ghi nhận có 205 trẻ sơ sinh bị DTBSOTH được phẫu thuật. Tỷ lệ thai phụ được khám, tư vấn và chẩn đoán tiền sản là 100% (ở TP.HCM) và 95,6% (các tỉnh). Phương tiện chẩn đoán tiền sản phổ biến là siêu âm (97,6%). 42,5% phát hiện có DTBSOTH bằng siêu âm tiền sản. 45,8% trẻ không được khám ngay sau sanh. 22,9% trường hợp điều trị thất bại rồi mới chuyển tuyến. Tuổi con lúc nhập viện trung bình 5,19 ngày tuổi. Thời gian nằm viện trung bình là 25,4 ngày. 48,8% có biến chứng. 77,1% trẻ xuất viện an toàn. Tỷ lệ tử vong 8,3%. So sánh giữa nhóm trẻ có mẹ được chẩn đoán tiền sản bị DTBSOTH với nhóm trẻ còn lại tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ khám ngay sau sinh, thời điểm chuyển viện, lý do chuyển tuyến, số ngày điều trị, đa dị tật bẩm sinh (DTBS) và bất thường nhiễm sắc thể (NST), tỷ lệ tử vong. Kết luận: Tầm soát tiền sản các DTBSOTH bằng siêu âm góp phần vào kết quả điều trị trẻ sơ sinh có phẫu thuật các bất thường bẩm sinh tiêu hóa.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Siêu âm chẩn đoán tiền sản, dị tật bẩm sinh, dị tật bẩm sinh ống tiêu hóa, sơ sinh
Tài liệu tham khảo
2. Dorothy I Bulas, Deborah Levine, Louise Wilkins - Haug, (2021), “Prenatal diagnosis of esophageal, gastrointestinal, and anorectal”, Uptodate Aug 17, 2021.
3. Ngô Minh Xuân (2012), “Tình hình tử vong ở các trẻ nhẹ cân tại khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ từ năm 2000 đến năm 2011”, Tạp chí Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TP.HCM năm 2012.
4. Orgul G, Soyer T, Yurdakok M, Beksac MS (2019) “Evaluation of pre and postnatally diagnosed gastrointestinal tract obstructions.” J Matern Fetal Neonatal Med 2019; 32:3215.
5. Terasa Marino (2017), “Prenatal Diagnosis for Congenital Malformations and Genetic Disorders”, www.emedicine.mescape.com
6. Trương Quang Định, Hà Tố Nguyên, Bùi Thanh Vân, Phạm Việt Thanh (2015), “Đánh giá vai trò của siêu âm chẩn đoán tiền sản trong phẫu thuật tắc đường tiêu hóa bẩm sinh”, Tài liệu hội nghị Việt - Pháp châu Á - Thái Bình Dương, TP.HCM tháng 5 năm 2015.
7. Vũ Thị Vân Yến (2017), “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, chẩn đoán trước và sau sinh các dị tật bẩm sinh ống tiêu hóa”, Luận án tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội, 2017.
8. WHO (2019), “Newborn: Reducing mortality”, WHO Fact Sheet, Sep. 2019.