ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ CỦA U DÂY THẦN KINH SỐ VIII ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ VI PHẪU THUẬT

Nguyễn Thành Bắc1, Vũ Văn Hòe2, Đồng Văn Hệ 3, Hoàng Kim Tuấn 4,
1 Học viện quân y
2 Học viện Quân y
3 Trung tâm Phẫu thuật thần kinh Bệnh viện Việt Đức
4 Bệnh viện HNĐK Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ của bệnh nhân u dây VIII đã được vi phẫu thuật tại bệnh viện Việt đức. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, cắt ngang không đối chứng trên 74 bệnh nhân u dây VIII được chẩn đoán và điều trị phẫu thuật tại TT Phẫu thuật thần kinh bệnh viện Việt đức từ từ tháng 10/2016 đến 03/2018. Kết quả: Nam giới (41,89%) mắc bệnh ít hơn nữ giới (58,11%). Tuổi trung bình của bệnh nhân là 50,41± 9,43 tuổi. Đa số BN có triệu chứng ù tai (83,78%), nghe kém (82,43%), đau đầu (68,91%) và mất thăng bằng (37,83%). U dây thần kinh số VIII bên phải (54,41%) tương đương bên trái (45,59%). Chủ yếu bệnh nhân có cấu trúc u dạng hỗn hợp (81,08%) và u chèn ép vào tiểu não (95.94%), làm rộng ống tai trong (86,48%). Kích thước u trung bình là 38,1± 7,1mm. Kết luận: Triệu chứng lâm sàng thường gặp: ù tai (83,78 %), nghe kém (82,43 %), đau đầu (68,91 %) và mất thăng bằng (37,83%). Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ: vị trí u ở bên phải (54,41%), bên trái (45,59%); Cấu trúc u: dạng hỗn hợp (81,08%) và u chèn ép vào tiểu não (95.94%), làm rộng ống tai trong (86,48%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Koos W.T et al (1998), “Neurotopographic considerations in the microsurgical treatment of small acoustic neurinomas”, J Neurosurg, 88 (3): p. 506-12.
2. Thapa P.B et al (2016), “Vestibular Schwannoma: An Experience in a Developing World”, World J Oncol, 10 (2): p. 118-122.
3. Akinduro O.O et al (2019), “Outcomes of large vestibular schwannomas following subtotal resection: early post-operative volume regression and facial nerve function”. J Neurooncol.
4. Lees K.A et al (2018), “Natural History of Sporadic Vestibular Schwannoma: A Volumetric Study of Tumor Growth”, Otolaryngol Head Neck Surg, 159 (3): p. 535-542.
5. Berkowitz O et al (2017), “Gamma Knife Radiosurgery for Vestibular Schwannomas and Quality of Life Evaluation”, Stereotact Funct Neurosurg, 95 (3): p. 166-173.
6. Stangerup S.E et al (2006), “The natural history of vestibular schwannoma”, Otol Neurotol, 27 (4): p. 547-52.
7. Awan M.S et al (2001), “Vestibular schwannomas: clinical presentation, management and outcome”, J Pak Med Assoc, 51 (2): p. 63-7.