ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TIÊM BOTULINUM TOXIN A VÀO CƠ VÒNG CUNG MI TRƯỚC SỤN TRONG ĐIỀU TRỊ CO QUẮP MI VÔ CĂN

Nguyễn Thanh Nam 1, Đỗ Quốc Hiệp 2, Biện Thị Cẩm Vân 2, Trần Thị Ngọc Sương3,
1 Bệnh viện Mắt TPHCM
2 Bệnh viện mắt TP.HCM
3 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu. Tiêm Botulinum toxin A là phương pháp điều trị co quắp mi vô căn mang lại hiệu quả cao. Nghiên cứu được thực hiện nhằm so sánh kết quả điều trị của bệnh nhân khi tiêm vào phần trước sụn của cơ vòng cung mi từ đó tìm ra vị trí tối ưu nhằm giảm thiểu tác dụng phụ và tăng hiệu quả điều trị. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng ở 58 bệnh nhân đến khám và điều trị tại BV Mắt TP HCM từ tháng 03/2020-03/2021, bệnh nhân được chia ngẫu nhiên vào hai nhóm trước sụn và trước vách. Kết quả: Giá trị Schirmer trước tiêm so với sau tiêm và giá trị TBUT trước tiêm so với sau tiêm đều tăng (từ 4,82 mm lên 7,36mm và 5,98 giây lên 10,22 giây), tăng tần số chớp mắt và tăng thời gian nhắm chặt mắt sau tiêm cải thiện đáng kể so với trước tiêm. Nhóm trước sụn có 54% mắt ghi nhận cải thiện tốt các triệu chứng khó mở mắt, tăng tần số chớp mắt, sợ ánh sáng,… Thời gian tác dụng của nhóm trước sụn là 4,89 tháng. Bên cạnh đó, tỉ lệ biến chứng ở nhóm trước vách là 44% (22 mắt) bao gồm sụp mi, chảy nước mắt, song thị và tụ máu cao hơn ở nhóm trước sụn là 8%. Tỉ lệ sụp mi ở nhóm trước sụn là 6%, thấp hơn nhiều so với nhóm trước vách (22%). Tiêm vào vị trí trước sụn có hiệu quả và thời gian tác dụng cao hơn, đồng thời ít biến chứng hơn (p < 0,05). Kết luận: Tiêm Botulinum Toxin A vào phần trước sụn trong điều trị co quắp mi vô căn là phương pháp an toàn, giảm biến chứng sụp mi, làm tăng đáp ứng điều trị và đem lại hiệu quả cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Aramideh M, Ongerboer de Visser BW, Brans JW, Koelman JH, Speelman JD (1995). “Pretarsal application of botulinum toxin for treatment of blepharospasm”. J Neurol Neurosurg Psychiatry, 59(3), 309-311.
2. Costin BR, Plesec TP, Kopplin LJ, Chundury RV, McBride JM, Levine MR, Perry JD (2015). “Regional variations in orbicularis oculi histology”. Ophtal Plast Reconstr Surg, 31(4), 325-327.
3. J Price , S Farish, H Taylor, J O'Day (1997). “Blepharospasm and hemifacial spasm. Randomized trial to determine the most appropriate location for botulinum toxin injections”. Ophthalmology, 104(5), 865-8.
4. Jankovic J (1996). “Pretarsal injection of botulinum toxin for blepharospasm anh apaxia of eyelid opening”. J neurol Neurosurg Psychiatry, 60(6), 704.
5. Lalita Sanguandikul, Supanut Apinyawasisuk, Supharat Jariyakosol, Parima Hirunwiwatkul, Yuda Chongpison (2021). “Complications of Preseptal Versus Pretarsal Botulinum Toxin Injection in Benign Essential Blepharospasm: A Randomized Controlled Trial”. Am J Ophthalmol, 232, 9-16.
6. Park DI, Shin HM, Lee SY, Lew H (2013). “Tear production and drainage after botulinum toxin A injection in patients with essential blepharospasm”. Acta Ophthalmol, 91, 08-12.