SO SÁNH GIỮA PHỐI HỢP CHT HAI XUNG VÀ CHT BA XUNG TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: So sánh mức độ tin cậy và khả năng chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt (UTTTL) của cộng hưởng từ (CHT) hai xung và CHT ba xung sử dụng hệ thống phân loại PIRADs 2.1. Phương tiên và phương pháp: 82 bệnh nhân nghi ngờ UTTTL có chụp CHT 3.0T đa chuỗi xung bao gồm các xung T2W, DWI, DCE và có kết quả giải phẫu bệnh qua sinh thiết. Tổn thương được phân độ 1 đến 5 cho xung T2W và DWI, xếp âm tính hoặc dương tính cho DCE theo hệ thống PIRADs 2.1 và xác dịnh tổng điểm PIRADs toàn bộ cho 2 xung (T2W và DWI) và PIRADs toàn bộ cho 3 xung (T2W, DWI, DCE). Tiêu chuẩn sử dụng đối chiếu là kết quả giải phẫu bệnh sinh thiết 12 điểm. Kết quả: Trong số 82 bệnh nhân với 328 tổn thương, có 159 tổn thương có u và 169 tổn thương lành tính. Các giá trị độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính, giá trị dự đoán âm tính của CHT 2 xung lần lượt là 86,8%; 96,4%; 95,8% và 88,6%; của CHT 3 xung lần lượt là 88,7%; 86,4%; 95,9% và 90%. Kết luận: Khi sử dụng hệ thống PIRADs 2.1, giá trị chẩn đoán của CHT 2 xung có thể coi là tương đương với CHT 3 xung trong xác định UTTTL. Chuỗi xung DCE nên được sử dụng như một chuỗi xung không bắt buộc, được chỉ định bổ xung tùy từng trường hợp củ thể.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ung thư tuyến tiền liệt, cộng hưởng từ tuyến tiền liệt, PIRADs, CHT hai xung, DCE
Tài liệu tham khảo
2. Turkbey B, Rosenkrantz AB, Haider MA, et al. Prostate Imaging Reporting and Data System Version 2.1: 2019 Update of Prostate Imaging Reporting and Data System Version 2. Eur Urol. 2019;76(3):340-351. doi:10.1016/j.eururo.2019.02.033
3. Gadolinium Deposition and Nephrogenic Systemic Fibrosis: A Radiologist’s Primer | RadioGraphics. Accessed October 17, 2021. https://pubs.rsna.org/doi/10.1148/rg.2020190110
4. Bass EJ, Pantovic A, Connor M, et al. A systematic review and meta-analysis of the diagnostic accuracy of biparametric prostate MRI for prostate cancer in men at risk. Prostate Cancer Prostatic Dis. 2021;24(3):596-611. doi:10.1038/s41391-020-00298-w
5. Woo S, Suh CH, Kim SY, Cho JY, Kim SH, Moon MH. Head-to-Head Comparison Between Biparametric and Multiparametric MRI for the Diagnosis of Prostate Cancer: A Systematic Review and Meta-Analysis. American Journal of Roentgenology. 2018;211(5):W226-W241. doi:10.2214/AJR.18.19880
6. Zeng J, Cheng Q, Zhang D, Fan M, Shi C, Luo L. Diagnostic Ability of Dynamic Contrast-Enhanced Magnetic Resonance Imaging for Prostate Cancer and Clinically Significant Prostate Cancer in Equivocal Lesions: A Systematic Review and Meta-Analysis. Frontiers in Oncology. 2021;11:7. doi:10.3389/fonc.2021.620628
7. Vargas HA, Hötker AM, Goldman DA, et al. Updated prostate imaging reporting and data system (PIRADS v2) recommendations for the detection of clinically significant prostate cancer using multiparametric MRI: critical evaluation using whole-mount pathology as standard of reference. Eur Radiol. 2016;26(6):1606-1612. doi:10.1007/ s00330-015-4015-6
8. Kuhl CK, Bruhn R, Krämer N, Nebelung S, Heidenreich A, Schrading S. Abbreviated Biparametric Prostate MR Imaging in Men with Elevated Prostate-specific Antigen. Radiology. 2017;285(2):493-505. doi:10.1148/radiol.2017170129