KHẢO SÁT SỰ KHÁC BIỆT VỀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA HỌC VIÊN BAY, PHI CÔNG VÀ THÀNH VIÊN TỔ BAY QUÂN SỰ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát sự khác biệt một số đặc điểm tâm lý học viên bay, phi công và thành viên tổ bay quân sự bằng hệ thồng Vienna Test System (VTS) tại Viện Y học Phòng không – Không quân. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp phân tích các chỉ tiêu tâm lý bằng Hệ thống VTS trên 300 người gồm học viên bay, phi công và thành viên bay quân sự đang học tập, làm việc tại các đơn vị bay thuộc Bộ Quốc phòng từ năm 2020 – 2022. Kết quả: Kiểm tra RT, số phản ứng đúng và thời gian phản ứng tốt nhất là nhóm phi công, kém nhất là nhóm học viên bay. Thời gian vận động nhanh nhất là nhóm học viên bay, chậm nhất là nhóm TVTB. Số lần đúng và trì hoãn khi làm bài kiểm tra SIGNAL cao nhất là nhóm phi công, thấp nhất là nhóm TVTB. Thời gian phát hiện trung bình của nhóm TVTB cao hơn so với nhóm phi công và học viên bay. Kiểm tra SMK, độ lệch góc đúng, độ lệch góc ngang và độc lệch góc thẳng thấp nhất là nhóm phi công, cao nhất là nhóm TVTB. Thời gian vị trí lý tưởng lâu nhất ở nhóm phi công, ít nhất ở nhóm TVTB. Kết luận: Kiểm tra thời gian đáp ứng tốt nhất là nhóm phi công, kém nhất là nhóm học viên bay. Khả năng tư duy và tập trung chú ý SIGNAL cao nhất là nhóm phi công, thấp nhất là nhóm TVTB. Khả năng phối hợp vận động SMK tốt nhất là nhóm phi công, kém nhất là nhóm TVTB.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hệ thồng Vienna Test System (VTS), tâm lý hàng không
Tài liệu tham khảo
2. G. Schuhfried (2013). Vienna test system: Psychological assessment. Moedling: Schuhfried. https://www.schuhfried.com/vienna-test-system/applications/sport/.
3. Nathanael Chong Hao Ong (2015). The use of the Vienna Test System in sport psychology research: A review. International review of sport and exercise psychology: 1-21.
4. Gianclaudio Casutt, Nathan Theill, Mike Martin, et al. (2014). The drive-wise project: driving simulator training increases real driving performance in healthy older drivers. Frontiers in Aging Neuroscience, 6(85): 1-14.
5. Inmaculada Garrido-Palomino, Simon Fryer, Dave Giles, et al. (2020). Attentional Differences as a Function of Rock Climbing Performance. Frontiers in Psychology, 11(1550): 1-8.
6. Marta Szczypińska, Mirosławmikicin (2019). Does attention training induce any changes in the level of the selected cognitive processes in handball players. Journal of Physical Education and Sport, 19(4): 1445 – 1452.
7. Dilworth M (2008). The Importance Of Reaction Time In Sports Performance. http://sportsfitnesshut.blogspot.com/2008/01/importance-of-reaction-time-in-sports.
8. Brigitta Kiss, László Balogh, Ákos Münnich, et al. (2020). A sport-psychological diagnostic examination of young EHF handball referees with a focus on mental skills. Journal of Physical Education and Sport, 20(4): 1984 - 1995.