ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG VÀ KẾT QUẢ PHỐI HỢP NHÓM TRONG CẤP CỨU BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CẤP TẠI BỆNH VIỆN TƯQĐ 108

Nguyễn Trọng Tuyển 1,, Đỗ Thanh Hòa 1, Nguyễn Văn Tuyến 2, Nguyễn Trọng Yên 1, Nguyễn Văn Thạch 1, Lưu Quang Minh 1, Lê Vương Quý 1, Nguyễn Thị Hằng 1
1 Bệnh viện trung ương quân đội 108
2 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá khả năng và một số kết quả của hoạt động phối hợp nhóm trong cấp cứu bệnh nhân nhồi máu não cấp tại Bệnh viện trung ương Quân đội 108 giai đoạn 2014 – 2019. Đối tượng và phương pháp: thiết kế nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang. Chúng tôi tiến hành đánh giá 52 nhân viên y tế (NVYT) trong nhóm cấp cứu bằng thang điểm TEAM. Đồng thời, chúng tôi thu thập hồ sơ của 824 bệnh nhân (BN) nhồi máu não cấp (NMNC) điều trị tại bệnh viện TƯQĐ 108 từ tháng 4/2014 đến tháng 12/2019 để đánh giá về các khoảng thời gian trong cấp cứu BN NMNC. Kết quả: số NVYT tham gia là 52, tuổi trung bình 34,78 ± 8,18. Tỉ lệ nam là 69,23%. Điểm TEAM khi đánh giá các hoạt động của nhóm: trưởng nhóm 3,71 ± 0,52 điểm, kết nối trong nhóm 3,75 ± 0,44 điểm, tổng điểm chung 8,95 ± 0,89, tuân thủ quy trình 3,61 ± 0,56 điểm. Thời gian từ khi BN đến viện đến khi được bác sĩ chuyên ngành khám là 14,09 ± 15,16 phút, thời gian từ khi BN đến viện đến khi được chụp CT là 22,13 ±19,05 phút, thời gian từ khi BN đến viện đến khi hội chẩn xong, đưa ra quyết định điều trị là 41,25 ± 25,76 phút, thời gian từ khi vào viện đến lúc bắt đầu được điều trị đặc hiệu là 49,55 ± 28,13 phút và thời gian từ khi BN đến viện đến khi điều trị tái thông được mạch máu là 88,68 ± 41,75 phút. Kết luận: Hoạt động phối hợp nhóm trong cấp cứu BN NMNC tại bệnh viện TƯQĐ 108 hoạt động có hiệu quả, đóng góp vào nâng cao chất lượng cấp cứu, chẩn đoán và điều trị BN NMN cấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Alberts, M. J., Chaturvedi, S., Graham, G., et al. (1998), "Acute stroke teams: results of a national survey. National Acute Stroke Team Group", Stroke. 29(11), pp. 2318-20.
2. Cant, R. P., Porter, J. E., Cooper, S. J., et al. (2016), "Improving the non-technical skills of hospital medical emergency teams: The Team Emergency Assessment Measure (TEAM)", Emerg Med Australas. 28(6), pp. 641-646.
3. Cooper, S., Cant, R., Porter, J., et al. (2010), "Rating medical emergency teamwork performance: development of the Team Emergency Assessment Measure (TEAM)", Resuscitation. 81(4), pp. 446-52.
4. Jauch, E. C., Saver, J. L., Adams, H. P., Jr., et al. (2013), "Guidelines for the early management of patients with acute ischemic stroke: a guideline for healthcare professionals from the American Heart Association/American Stroke Association", Stroke. 44(3), pp. 870-947.
5. Meretoja, A., Strbian, D., Mustanoja, S., et al. (2012), "Reducing in-hospital delay to 20 minutes in stroke thrombolysis", Neurology. 79(4), pp. 306-13.
6. Powers, W. J., Derdeyn, C. P., Biller, J., et al. (2015), "2015 American Heart Association/American Stroke Association Focused Update of the 2013 Guidelines for the Early Management of Patients With Acute Ischemic Stroke Regarding Endovascular Treatment: A Guideline for Healthcare Professionals From the American Heart Association/American Stroke Association", Stroke. 46(10), pp. 3020-35.
7. Reimers, Bernhard (2016), Building a multidisciplinary team for interventional acute stroke management, Humanitas University Rozzano – Milan Italy.
8. Rosamond, W. D., Folsom, A. R., Chambless, L. E., et al. (1999), "Stroke incidence and survival among middle-aged adults: 9-year follow-up of the Atherosclerosis Risk in Communities (ARIC) cohort", Stroke. 30(4), pp. 736-43.