NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CÁC BỆNH NHÂN MẤT CÂN XỨNG MẶT

Võ Thị Minh Hảo1,, Nguyễn Thị Thúy Nga2, Nguyễn Tấn Văn2
1 Đại học y dược Đại học quốc gia Hà Nội
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân mất cân xứng mặt. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 2/2022 đến tháng 12/2022, bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang của 33 người bệnh từ 16 tuổi đến khám vì mất cân xứng mặt tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội, dựa vào phiếu hỏi bệnh, khám lâm sàng, phân tích ảnh mặt thẳng, ảnh mặt cười. Kết quả: Độ tuổi trung bình của nam tham gia nghiên cứu là 20,2 ± 4,02 tuổi và nữ là 23,1 ± 8,38 tuổi, 100% bệnh nhân bất cân xứng mặt có lệch cằm, trong đó bệnh nhân có tỷ lệ sai lệch cằm trái cao 70,6%, không có sự khác biệt giữa nam và nữ bị lệch cằm (p<0,05). Tỷ lệ bệnh nhân tham gia nghiên cứu bất cân xứng ngang mô mềm và lệch góc miệng lần lượt là 87,9% và 69,7%. Trong 33 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, 21,2% bệnh nhân được đánh giá cắn chéo một bên, bệnh nhân cắn chéo hai bên là 48,5% và 30,3% không mắc phải triệu chứng này. Độ lệch cằm trung bình là 9,84±5,51mm. Độ lệch trung bình bất cân xứng ngang mô mềm và độ lệch góc miệng lần lượt là 10,07±7,9mm và 3,28±2,27mm. Tỷ lệ sai lệch cằm của các bệnh nhân bất cân xứng mặt bị lệch khớp cắn hạng I, II, III lần lượt là 15,2%; 9,1% và 75,8%. Tình trạng lệch khớp cắn hạng III là hay thường gặp nhất. Tỷ lệ bệnh nhân có lệch cằm thì đường đường giữa hàm dưới sẽ hầu hết bị lệch (84,9%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê được tìm thấy giữa nhóm bệnh nhân lệch cằm và có đường giữa hàm dưới bị lệch (p<0,01). Yếu tố giới tính không ảnh hưởng đến tình trạng bất cân xứng trên khuôn mặt của bệnh nhân (p>0,05). Thói quen đẩy lưỡi là yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sai lệch mặt của bệnh nhân. Kết luận: Bệnh nhân bất cân xứng mặt có 100% có lệch cằm. Đa số 84,9% các trường hợp có lệch cằm thì đường thì đường giữa hàm dưới cũng lệch (p<0,01). Yếu tố giới tính không ảnh hưởng đến tình trạng bất cân xứng trên khuôn mặt của bệnh nhân (p<0,05). Thói quen đẩy lưỡi là yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sai lệch mặt của bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Haraguchi S, Takada K, Yasuda Y. Facial asymmetry in subjects with skeletal class III deformity. Angle Orthod 72:28, 2002
2. Bishara SE, Burkey PS, Kharouf JG. Dental and facial asymmetries: a review. Angle Orthod 1994;64:89-98.
3. McCance AM, Moss JP, Fright WR, Linney AD, James DR. Three dimensional analysis techniques—part 1: three dimensional soft-tissue analysis of 24 adult cleft palate patients following Le Fort I maxillary advancement: a preliminary report. Cleft Palate Cranio-fac J 1997;34:36-45.
4. Shah SM, Joshi MR. An assessment of asymmetry in the normal craniofacial complex. Angle Orthod 1978;48:141-8.
5 Masuoka N, Momoi Y, Arji Y, Nawa H, Muratmatsu A, Goto S, và cộng sự. Can cephalometric indices and subjective evaluation be consistent for facial asymmetry? Angle Orthod 2005;75:651-5.
6. Chen Y-J, Yao C-C, Chang Z-C và cộng sự. Characterization of facial asymmetry in skeletal Class III malocclusion and its implications for treatment. Int J Oral Maxillofac Surg. 2019; 48(12):1533-1541.
7. Wang Y, Zhu Y, Zheng S, Yang G, Fu X, Xiao N, Wen A, Zhao Y. A novel method for 3D face symmetry reference plane based on weighted Procrustes analysis algorithm. BMC Oral Health. 2020 Nov 11; 20(1):319.
8. Kim JY, Jung HD, Jung YS, Hwang CJ, Park HS. A simple classification of facial asymmetry by TML system. J Craniomaxillofac Surg. 2014 Jun; 42(4):313-20. doi: 10.1016/ j.jcms. 2013.05.019. Epub 2013 Jun 28. PMID: 23810748.
9. You K-H, Lee K-J, Lee S-H. Three-dimensional computed tomography analysis of mandibular morphology in patients with facial asymmetry and mandibular prognathism. Am J Orthod Dentofac Orthop Off Publ Am Assoc Orthod Its Const Soc Am Board Orthod. 2010; 138(5):540.e1-8.