ĐẶC ĐIỂM CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ (BMI) Ở BỆNH NHÂN SỐC TIM

Nguyễn Trọng Tuyển1,, Lưu Quang Minh 1, Trần Thị Thu Cúc 1, Trần Văn Tú1, Trần Thị Mai 1, Vũ Thị Quỳnh 1, Nguyễn Thị Hằng 1, Nguyễn Thị Thúy1, Lê Vương Quý 1, Bùi Trọng Dương2
1 Bệnh viện trung ương quân đội 108
2 Học viện phòng không - Không quân

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm của chỉ số khối cơ thể (BMI) và mối liên quan với kết quả điều trị của bệnh nhân sốc tim tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: 60 bệnh nhân sốc tim điều trị tại khoa Hồi sức Tim mạch – Bệnh viện TWQĐ 108 từ tháng 06/2020 đến tháng 06/2022. Đánh giá về đặc điểm chỉ số BMI và mối liên quan với một số yếu tố thể hiện kết quả điều trị của bệnh nhân như thời gian nằm viện, chi phí điều trị, tỉ lệ tử vong. Kết quả: BMI trung bình là 22,12 ± 3,22 kg/m2. Đa phần bệnh nhân sốc tim có BMI ở mức bình thường (45%) và tiền béo phì (31,7%). Thời gian nằm viện trung bình là 7,68 ± 4,80 ngày. Tỷ lệ tử vong trong vòng 30 ngày là 66,7%. Thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân sốc tim thừa cân là 9,15 ± 0,79 ngày, cao hơn nhóm không béo phì (6,54 ± 0,87 ngày), chi phí điều trị của nhóm bệnh nhân thừa cân trung bình là 128,02 ± 13,04 triệu cũng cao hơn so với nhóm không béo phì (90,79 ± 13,41 triệu) với p < 0,05. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ tử vong giữa các nhóm phân loại BMI khác nhau. Kết luận: BMI trung bình của nhóm bệnh nhân sốc tim nghiên cứu là 22,12 ± 3,22 kg/m2, chủ yếu thuộc nhóm béo phì và tiền béo phì. Có mối liên quan giữa BMI với thời gian nằm viện và chi phí điều trị của bệnh nhân sốc tim.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Samsky Marc D., Morrow David A.et al. (2021), Cardiogenic Shock After Acute Myocardial Infarction: A Review, JAMA, 326 (18), 1840-1850.
2. Hermansen G. F., Junker Udesen N. L.et al. (2021), Association of Body Mass Index with Mortality in Patients with Cardiogenic Shock following Acute Myocardial Infarction: A Contemporary Danish Cohort Analysis, Cardiology, 146 (5), 575-582.
3. Meng F., Guo F.et al. (2021), Body mass index and all-cause mortality in patients with cardiogenic shock: A systematic review and meta-analysis, Am J Emerg Med, 43, 97-102.
4. Ponikowski Piotr, Voors Adriaan Aet al. (2016), 2016 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure: The Task Force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure of the European Society of Cardiology (ESC)Developed with the special contribution of the Heart Failure Association (HFA) of the ESC, European Heart Journal, 37 (27), 2129-2200.
5. World Health Organization. Regional Office for the Western Pacific (2000), The Asia-Pacific perspective: redefining obesity and its treatment, Sydney: Health Communications Australia, 55p. Coordinated by the International Diabetes Institute ; co-sponsored jointly by the Regional Office for the Western Pacific (WPRO), World Health Organization, the International Association for the Study of Obesity and the International Obesity Task Force.
6. Patlolla S. H., Gurumurthy G.et al. (2021), Body Mass Index and In-Hospital Management and Outcomes of Acute Myocardial Infarction, Medicina (Kaunas), 57 (9).
7. Sreenivasan Jayakumar, Khan Muhammad Shahzebet al. (2021), Obesity and Outcomes Following Cardiogenic Shock Requiring Acute Mechanical Circulatory Support, 14 (3), e007937.
8. Patlolla S. H., Ponamgi S. P.et al. (2022), Influence of Body Mass Index on the Management and Outcomes of Acute Myocardial Infarction-Cardiogenic Shock in the United States, 2008-2017, Cardiovasc Revasc Med, 36, 34-40.
9. Kwon Woochan, Lee Seung Hunet al. (2022), Impact of the Obesity Paradox Between Sexes on In‐Hospital Mortality in Cardiogenic Shock: A Retrospective Cohort Study, 11 (11), e024143.