ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIẢI PHÂU CHỨC NĂNG THẨM MỸ SAU ĐIỀU TRỊ GÃY HÀM GÒ MÁ PHƯƠNG PHÁP NẮN CHỈNH XƯƠNG GÒ MÁ QUA XOANG HÀM

Lê Nguyên Lâm 1,, Lâm Quốc Tuấn2
1 Đại học y dược Cần Thơ
2 Bệnh viện đa khoa tỉnh Hậu Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Gãy xương gò má phức tạp không có hoặc ít di lệch thường được điều trị mà không cần can thiệp phẫu thuật, trong khi gãy xương có ảnh hưởng chức năng hoặc thẩm mỹ ở dạng nhìn đôi, kẹt cơ ngoài nhãn cầu, sai khớp cắn, hạn chế mở miệng và/hoặc lõm cung gò má thường cần can thiệp phẫu thuật. Mục tiêu: đánh giá kết quả giải phẩu chức năng thẩm mỹ  sau điều trị của bệnh nhân gãy hàm gò má  bằng phương pháp nắn chỉnh xương gò má qua xoang hàm.  Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Tất cả 49 bệnh nhân có gãy xương hàm gò má được khám và điều trị bằng phương pháp nắn chỉnh xương gò má qua xoang hàm tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hậu Giang từ 02/2019 đến 06/2020. Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích và can thiệp lâm sàng không nhóm chứng. Kết quả: - Tỷ lệ bệnh nhân được đánh giá giải phẫu tốt trước xuất viện là 83,7%, sau xuất viện 1 tuần là 89,8% và sau 3 tháng điều trị tăng lên 91,8%. - Bệnh nhân có chức năng mức độ tốt trước điều trị là 85,7%, sau xuất viện 1 tuần là 95,9% và sau 3 tháng điều trị là 98,0%. - Tỷ lệ bệnh nhân được đánh giá thẩm mỹ mức độ tốt trước xuất viện là 77,6%, sau xuất viện 1 tuần là 83,7% và sau 3 tháng điều trị là 87,8%. Kết luận: Phương pháp nắn chỉnh xương gò má qua xoang hàm là phương pháp phẫu thuật ít sang chấn đem lại giải phẩu chức năng thẩm mỹ tốt .

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Thị Bắc Hải (2004), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị gãy xương gò má cung tiếp tại bệnh viện Trung ương Huế", Tạp chí khoa học, Số 24/2004, tr. 73-95.
2. Lê Minh Thuận (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và đánh giá kết quả điều trị gãy phức hợp gò má bằng phương pháp nâng gò má qua xoang hàm tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2016-2018, Luận văn Bác sĩ Nội trú, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Nguyễn Danh Toản (2010), Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, X - quang và kết quả điều trị gãy xương gò má cung tiếp bằng nẹp vít tự tiêu, Luận tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Huỳnh Thanh Trung (2017), Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật gãy phức hợp gò má - cung tiếp bằng hệ thống nẹp vít nhỏ tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội năm 2016-2017, Luận án Bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Phạm Hoàng Tuấn (2017), "Kết quả điều trị kết hợp xương gò má cung tiếp bằng nẹp vít tự tiêu", Tạp chí Y học thực hành, Tập 1053, Số 8/2017, tr. 5-7.
6. Cinpolat A, Ozkan O, Bektas G, Ozkan O (2017) Closed reduction of zygomatic tripod fractures using a towel clip, Journal of Plastic Surgery and Hand Surgery, Volume 51, Issue 4,pp 275-279
7. Starch-Jensen T, Linnebjerg LB, Jensen JD. Treatment of Zygomatic Complex Fractures with Surgical or Nonsurgical Intervention: A Retrospective Study. Open Dent J. 2018 May 21; 12:377-387.
8. Ji SY, Kim SS, Kim MH, Yang WS. Surgical Methods of Zygomaticomaxillary Complex Fracture. Arch Craniofac Surg. 2016 Dec; 17(4):206-210