NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY ĐIỀU TRỊ BỔ TRỢ PHÁC ĐỒ CAPEOX TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 VÀ BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Văn Trí Hà 1,, Ngọc Điệp Phạm 1, Thị Minh Châu Nghiêm 1, Cẩm Phương Phạm 2
1 Bệnh viện Quân Y 103
2 TT YHHN & UB – Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các bệnh nhân ung thư dạ dày được điều trị bổ trợ bằng phác đồ CapeOx tại bệnh viện Quân Y 103 và bệnh viện Bạch Mai năm 2018-2020. Đối tượng nghiên cứu: 40 bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn IB-III được điều trị bổ trợ bằng phác đồ CapeOx tại bệnh viện 103 và bệnh viện Bạch Mai năm 2018-2020. Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm: tuổi, giới, tiền sử bệnh lý dạ dày, triệu chứng lâm sàng, nồng độ CA72-4 trước phẫu thuật, thời gian chẩn đoán xác định bệnh, vị trí tổn thương, thể mô bệnh học, giai đoạn bệnh. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình mắc bệnh là 57,4 ± 10,4; tỷ lệ nam/nữ 3,44/1. Bệnh hay gặp nhất trong độ tuổi từ 50 đến dưới 60 tuổi. Triệu chứng lâm sàng đa dạng và không đặc hiệu, trong đó triệu chứng thường gặp nhất là đau bụng thượng vị, chiếm 92,5%, đây cũng là triệu chứng chủ yếu làm người bệnh đi khám; nhóm bệnh nhân không có tiền sử bệnh lý dạ dày chiểm tỷ lệ cao 45%, nồng độ CA72-4 trước phẫu thuật tăng ở 45% các trường hợp, giai đoạn III có tỷ lệ tăng CA72-4 cao hơn so với giai đoạn IB-IIB với p<0,05. Vị trí tổn thương chủ yếu gặp ở vùng hang-môn vị (60%) và bờ cong nhỏ của dạ dày (32,5%). Phần lớn có thể mô học ung thư biểu mô tuyến kém biệt hóa (45%). Giai đoạn IIA và IIIA là giai đoạn phổ biến nhất, cùng chiếm 27,5%. Số bệnh nhân giai đoạn IB-IIA cao hơn số bệnh nhân giai đoạn IIIB-IIIC. Kết luận: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân ung thư dạ dày điều trị bổ trợ bằng phác đồ CapeOx tại bệnh viện 103 và bệnh viện Bạch Mai  chưa khác biệt nhiều so với các nghiên cứu trước đây.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ajani J.A., Gerdes H., Kleinberg L.R. và cộng sự. (2019). NCCN Guidelines Index Table of Contents Discussion. Gastric Cancer, 122.
2. Vũ Quang Toản (2017), Đánh giá kết quả điều trị ung thư dạ dày giai đoạn IIB-III (T4, N0-3, M0) bằng hóa chất bổ trợ EOX sau phẫu thuật tại bệnh viện K, (2013-2016), Luận văn Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Barreto SG, Batra S, Goel M et al (2014), Epirubicin, oxaliplatin, and capectabine is just as "MAGIC"al as epirubicin, cisplatin, and fluorouracil perioperative chemotherapy for resectable locally advanced gastro-oesophageal cancer, Journal of Cancer Research and Therapeutics, Vol. 10, No. 4, October-December, 2014, pp. 866-870
4. Ngoc Thi Dang D., Ngoc Thi Nguyen L., Thi Dang N. và cộng sự. (2019). Quality of Life in Vietnamese Gastric Cancer Patients. BioMed Research International, 2019, e7167065, accessed: 01/01/2021.
5. Shimada H., Noie T., Ohashi M. và cộng sự. (2014). Clinical significance of serum tumor markers for gastric cancer: a systematic review of literature by the Task Force of the Japanese Gastric Cancer Association. Gastric Cancer, 17(1), 26–33.
6. Lê Thành Trung (2011), Đánh giá hiệu quả điều trị ung thư dạ dày di căn hạch bằng phẫu thuật triệt căn kết hợp hóa chất bổ trợ tại bệnh viện K, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Trịnh Thị Hoa (2009), Đánh giá hiệu quả của hoá trị bổ trợ ECX trên bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến dạ dày sau phẫu thuật tại bệnh viện K (2006-2009), Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Trịnh Hồng Sơn (2001), Nghiên cứu nạo vét hạch trong điều trị phẫu thuật ung thư dạ dày, Luận án tiến sỹ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.