NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG DƯỚI THẬN BẰNG CAN THIỆP NỘI MẠCH

Văn Quảng Nguyễn 1,, Quyết Tiến Trần 2
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giới thiệu: Phình động mạch chủ bụng là tình trạng giãn lớn khu trú một đoạn động mạch chủ bụng với đường kính được xác định tại vị trí có phình lớn hơn 1,5 lần đường kính đoạn động mạch chủ bụng bình thường. Túi phình động mạch chủ bụng lớn dần theo thời gian và diễn tiến đến vỡ phình với nguy cơ tử vong cao nếu bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Can thiệp nội mạch đặt ống ghép đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới cho thấy tính an toàn và hiệu quả cao trong điều trị phình động mạch chủ bụng. Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sớm ứng dụng kỹ thuật can thiệp đặt ống ghép nội mạch điều trị phình động mạch chủ bụng dưới thận. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả dọc tiến cứu. Đối tượng là bệnh nhân phình động mạch chủ bụng dưới thận có kèm hoặc không kèm theo phình động mạch chậu tại khoa Phẫu thuật Mạch máu Bệnh viện Chợ Rẫy, trong thời gian từ tháng 5/2012 đến tháng 8/2017 được điều trị bằng phương pháp can thiệp nội mạch. Kết quả: Có tất cả 95 trường hợp (71 nam và 24 nữ) đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình là 73,8 ± 17,6 tuổi.Triệu chứng lâm sàng phổ biến là đau bụng (62,1%).Yếu tố nguy cơ và bệnh kèm phổ biến là tăng huyết áp, hút thuốc là và rối loạn lipid máu. Đa số túi phình là hình thoi, đường kính trung bình là 59,9 ± 15,1mm. Tỷ lệ thành công về mặt kỹ thuật là 98,9%. Biến chứng thường gặp nhất là tụ máu vết mổ (11,6%). Tỷ lệ tử vong sớm là 1,1% xảy ra ở 1 bệnh nhân nhồi máu cơ tim trong giai đoạn hậu phẫu. Kết luận: Phình động mạch chủ là bệnh lý nguy hiểm và thường gặp ở người lớn tuổi. Can thiệp đặt ống ghép nội mạch cho thấy tính ít xâm lấn, an toàn và hiệu quả trong điều trị phình động mạch chủ bụng dưới thận.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Văn Tần, Phan Thanh Hải, Lê Hoàng Ninh, và cs: Phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận tại TP Hồ Chí Minh: tần suất và các yếu tố nguy cơ mẫu điều tra 4807 người trên 50 tuổi Y học TP Hồ Chí Minh 2008, 12(1):1-8.
2. Becquemin JP, Pillet JC, Lescalie F, Sapoval M, Goueffic Y, Lermusiaux P, Steinmetz E, Marzelle J, trialists ACE: A randomized controlled trial of endovascular aneurysm repair versus open surgery for abdominal aortic aneurysms in low- to moderate-risk patients. J Vasc Surg 2011, 53(5):1167-1173 e1161.
3. Powell JT, Sweeting MJ, Ulug P, Blankensteijn JD, Lederle FA, Becquemin JP, Greenhalgh RM, Evar DO, Trialists ACE: Meta-analysis of individual-patient data from EVAR-1, DREAM, OVER and ACE trials comparing outcomes of endovascular or open repair for abdominal aortic aneurysm over 5 years. Br J Surg 2017, 104(3):166-178.
4. Aburahma AF, Campbell JE, Mousa AY, Hass SM, Stone PA, Jain A, Nanjundappa A, Dean LS, Keiffer T, Habib J: Clinical outcomes for hostile versus favorable aortic neck anatomy in endovascular aortic aneurysm repair using modular devices. Journal of vascular surgery 2011, 54(1):13-21.
5. Propper BW, Abularrage CJ: Long-term safety and efficacy of endovascular abdominal aortic aneurysm repair. Vasc Health Risk Manag 2013, 9:135-141.
6. Stather PW, Sidloff D, Dattani N, Choke E, Bown MJ, Sayers RD: Systematic review and meta-analysis of the early and late outcomes of open and endovascular repair of abdominal aortic aneurysm. Br J Surg 2013, 100(7):863-872.
7. Behrendt CA, Sedrakyan A, Riess HC, Heidemann F, Kolbel T, Petersen J, Debus ES: Short-term and long-term results of endovascular and open repair of abdominal aortic aneurysms in Germany. J Vasc Surg 2017, 66(6):1704-1711 e1703.