ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN SAU NGỪNG TUẦN HOÀN NGOẠI VIỆN TẠI KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Nguyễn Anh Tuấn1,2,, Nguyễn Quốc Linh 2
1 Trung tâm cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân sau ngừng tuần hoàn ngoại viện. Đối tượng: 35 bệnh nhân (BN) hôn mê sau ngừng tuần hoàn được điều trị tại khoa cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2016 đến tháng 8/2017. Phương pháp nghiên cứu: mô tả tiến cứu. Bệnh nhân được đánh giá lâm sàng thời điểm nhập khoa và ghi nhận kết cục thần kinh thời điểm ra viện. Các biến định lượng được trình bày theo giá trị trung bình và độ lệch chuẩn; sử dụng các test tham số cho biến phân bố chuẩn và test phi tham số cho biến phân bố không chuẩn; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Các biến định tính được trình bày theo tỷ lệ phần trăm (%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả: Tỉ lệ BN được hồi sức tim phổi tại hiện trường là 5.7%; Thời gian gian từ lúc biến cố ngừng tim đến lúc được hồi sức tim phổi trung bình là 10 phút, không có sự khác biệt về khoảng thời gian này giữa nhóm sống và nhóm tử vong; Tỉ lệ tử vong của các BN hôn mê sau ngừng tuần hoàn là 45.7%; Thời gian hồi sức tim phổi ≥ 28 phút là yếu tố tiên lượng tử vong cao với ROC = 0.755, p = 0.01 (CI95% 0.597 – 0.913); Tỷ lệ BN hôn mê Glasgow < 9 điểm tại thời điểm kết thúc điều trị tại khoa là 68.4%; 15.8% BN kết thúc điều trị với điểm Glasgow > 13; 60% BN có điểm Glasgow kết thúc điều trị từ 9 – 15 điểm còn phản xạ giác mạc thời điểm nhập viện.  Kết luận: Tỉ lệ hồi sinh tim phổi tại hiện trường thấp, khoảng thời gian hồi sinh tim phổi cho đến khi có tuần hoàn trở lại dài là yếu tố tiên lượng tử vong cao. Còn phản xạ giác mạc thời điểm nhập viện có tiên lượng kết cục thần kinh tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. American Heart Association. American Heart Association (AHA) guidelines update for CPR and Emergency Cardiovascular Care (ECC). Dallas, Texas: The Association; 2015.
2. Booth CM, Boone RH, Tomlinson G, Detsky AS. Is this patient dead, vegetative, or severely neurologically impaired? Assessing outcome for comatose survivors of cardiac arrest. JAMA. 2004;291:870–879.
3. Lim C, Alexander MP, LaFleche G, et al. The neurological and cognitive sequelae of cardiac arrest. Neurology. 2004;63:1774–1778.
4. Hoàng Bùi Hải, Vũ Đình Hùng, Đỗ Ngọc Sơn. Kết quả khảo sát ngừng tuần hoàn ngoại viện không do chấn thương tại bốn bệnh viện ở Hà Nội theo mẫu UTSTEIN. Tạp chí nghiên cứu y học. 134(10) - 2020
5. Đặng Đức Hoàn, et al., Nhận xét về cấp cứu bệnh nhân ngừng tuần hoàn tại khoa cấp cứu bệnh viện Thanh Nhàn. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 2014. 66: p. 198 – 206.
6. Đặng Thành Khẩn and Nguyễn Đạt Anh, Nghiên cứu thực trạng cấp cứu ngừng tuần hoàn ngoại viện tại Hà Nội. 2014.
7. Albaeni A, et al., Predicting Survival with Good Neurological Outcome Within 24 Hours Following Out of Hospital Caridac Arrest: The Application and Validation of a Novel Clinical Score. J Neurol Transl Neurosci, 2014. 2(1): p. 1041.
8. Oddo M, et al., Early predictors of outcome in comatose survivors of ventricular fibrillation and non-ventricular fibrillation cardiac arrest treated with hypothermia: a prospective study. Crit Care Med, 2008. 36: p. 2296-301.
9. Gremec, Stefek and Gasparovic, and Vladimir, Comparison of APACHEII, MEES, and Glasgow Coma Scale in patients with nontraumatic coma for prediction of mortality. Critical Care 2001. 5: p. 19-23.
10. Okada Kos, et al., Prediction protocol for neurological outcome for survival of out-of-hospital cardiac arrest treated with target temperature management. Resuscitation, 2012. 83: p. 724 – 739.
11. Levy DE, et al., Prognosis in nontraumatic coma. Ann Intern Med, 1981. 94: p. 293–301.