VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY DO ACINETOBACTER BAUMANNII TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

Phạm Ngọc Luân 1, Phùng Nguyễn Thế Nguyên 1,2,, Lê Quốc Thịnh 2, Lê Thị Thanh Thủy 2
1 Đại học Y dược TP.HCM
2 Bệnh viện nhi đồng 1

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng các trường hợp viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM) do Acinetobacter baumannii và tỉ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 34 bệnh nhân VPLQTM do A. baumannii điều trị tại bệnh viện Nhi đồng 1 từ 1/1/2020 đến 31/12/2021. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung vị là 14,4 tháng; 55,9% trẻ trên 12 tháng tuổi. 50% trẻ được chuyển từ tuyến trước lên bệnh viện Nhi đồng 1. Tất cả bệnh nhân đều có yếu tố nguy cơ VPLQTM, đặt sonde dạ dày 34/34 (100%), thuốc ức chế bơm proton 22/34 (64,7%), đặt nội khí quản lần hai 18/34 (52,9%). Bệnh nền phổ biến là bệnh lý thần kinh cơ và tim bẩm sinh. Hầu hết trẻ có sốt 27/34 (79,4%), bạch cầu trung vị là 14,6 k/mm3 và 24/34 (70,6%) ca tăng CRP >20 mg/dl, CRP trung vị là 33,3 mg/dL; có 6/12 (50%) ca tăng PCT >2 ng/ml, PCT trung vị là 1,5 ng/ml. Thời gian trung vị khởi phát VPLQTM từ lúc đặt nội khí quản là 6 ngày. Tổn thương trên X quang phổi chủ yếu là viêm phế quản phổi (73,5%), viêm phổi thùy (26,5%). Tỉ lệ cấy đồng nhiễm 11/34 (32,3%); trong đó Stenotrophomonas maltophilia 6 (54,5%), Klebsiella pneumoniae 2 (18,2%); kế đó là Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus và Elizabethkingia meningoseptica. Tỉ lệ A.baumannii kháng imipenem là 88,2%, meropenem 91,2%  và levofloxacin là 85,3%, ciprofloxacin 97,1%, amikacin là 14,7%, ampicillin/sulbactam là 85,3%. Tỉ lệ tử vong là 26,5%. Kết luận: Viêm phổi liên quan thở máy do A. baumannii có tỉ lệ tử vong cao. Acinetobacter baumannii kháng với hầu hết các kháng sinh phổ rộng đang dùng. Nghiên cứu sử dụng kháng sinh cho trẻ nhiễm A. baumannii là cần thiết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hà Châm, Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Ngô Ngọc Quang Minh, Trần Diệp Tuấn, (2020), "Nhiểm khuẩn bệnh viện tại khoa hồi sức tích cực-chống độc nhi", Y học thành phố Hồ Chí Minh, 24 (2), pp. 26-31.
2. Ngô thị Thu Hiền, Phùng Nguyễn Thế Nguyên, (2016), Đặc điểm vi sinh qua cấy đàm và PCR đàm trên trẻ Viêm phổi liên quan thở máy tại khoa hồi sức tích cực chống độc bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 06/2015 đến tháng 04/2016, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y dược TP.HCM, pp. 36-54.
3. Lê Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Thanh Hà, (2016), Đặc điểm lâm sàng và vi sinh nhiễm khuẩn huyết do Acinetobacter spp tại bệnh viện Nhi Đồng 1, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Y học, đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, pp. 31-53.
4. Nguyễn Thị Lệ Thúy, Hoàng Trọng Kim, (2005), "Đánh giá viêm phổi trên trẻ được thông khí hỗ trợ tại khoa hồi sức cấp cứu, bệnh viện Nhi Đồng 1", Y học thành phố Hồ Chí Minh, 9 (1), pp. 1-6.
5. Pneumonia (Ventilator eassociated [VAP] and nonventilator associated pneumonia [PNEU] event Protocol (2021), Centers for Disease Control and Prevention (CDC) & National Healthcare Safety Network (NHSN), pp. 5-9.
6. Chastre J, Fagon J Y, (2002), "Ventilator-associated pneumonia", Am J Respir Crit Care Med, 165 (7), pp. 867-903.
7. Vijay G, Mandal A, Sankar J, Kapil A, Lodha R, Kabra SK. Ventilator Associated Pneumonia in Pediatric Intensive Care Unit: Incidence, Risk Factors and Etiological Agents. Indian journal of pediatrics. Oct 2018;85(10):861-866. doi:10.1007/s12098-018-2662-8.
8. Zhang T, Xu X, Xu CF, Bilya SR, Xu W. Mechanical ventilation-associated pneumonia caused by Acinetobacter baumannii in Northeast China region: analysis of genotype and drug resistance of bacteria and patients' clinical features over 7 years. Sep 15 2021;10(1):135. doi:10.1186/s13756-021-01005-7.