MÔ TẢ MỘT SỐ BIẾN CHỨNG SAU PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG

Đặng Nhật Quang 1,, Đào Xuân Thành 1,2, Lê Mạnh Sơn 3, Đặng Hoàng Giang 1,2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của một số biến chứng sau phẫu thuật thay khớp háng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang, mô tả một số đặc điểm ở 287 bệnh nhân được chẩn đoán là một trong những biến chứng sau phẫu thuật thay khớp háng từ tháng 05/2016 đến tháng 05/2021 tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Kết quả: Tuổi trung bình 61,12 ± 13,27, tỷ lệ nam giới chiếm tỷ lệ chủ yếu (62,37%). Bệnh nhân nhiễm trùng sau phẫu thuật chiếm tỷ lệ cao nhất 41,81%, trật khớp nhân tạo 26,48%, lỏng khớp 20,56%, chênh lệch chiều dài chi sau phẫu thuật 11,15%. Thời gian trung bình xuất hiện nhiễm trùng sau phẫu thuật: 14,38 tháng, đa số ở giai đoạn sớm và giai đoạn trì hoãn, trong đó biểu hiện lâm sàng hay gặp nhất là sốt chiếm 58,33%, 51,67% bệnh nhân viêm tấy vết mổ, 55,83% bệnh nhân có đường viêm dò từ khớp nhân tạo ra ngoài. Tốc độ máu lắng trung bình 1 giờ: 47,84±13,37mm. 78,33% bệnh nhân có kết quả cấy vi sinh dương tính. Về biến chứng trật khớp nhân tạo, thời gian trung bình xuất hiện là 3,8 tháng, trong đó nguyên nhân chủ yếu trật khớp do tai nạn sinh hoạt (80,26%). Thời gian trung bình xuất hiện lỏng khớp nhân tạo: 10,42 năm. 83,05% bệnh nhân lỏng khớp có triệu chứng đau, 89,83% hạn chế vận động. Chủ yếu bệnh nhân lỏng thành phần chuôi khớp chiếm tỷ lệ 59,32%. Chênh lệch chiều dài chi trung bình ở nhóm biến chứng là 14,22±5,84mm. Kết luận: Mặc dù phẫu thuật thay khớp háng có nhiều ưu điểm như giúp bệnh nhân giảm đau và cải thiện chức năng vận động của khớp háng, giúp bệnh nhân trở lại sinh hoạt sớm sau phẫu thuật,… nhưng các phẫu thuật viên cũng cần chú ý tới các tai biến biến chứng có thể xảy ra để giải thích kĩ cho bệnh nhân cũng như gia đình bệnh nhân trước khi tiến hành phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Frederick MA. Campbell’s Operative Orthopaedics, 14th. British Journal of Sports Medicine. 2021;38:219.
2. Pfahler M, Schidlo C, Refior HJ. Evaluation of imaging in loosening of hip arthroplasty in 326 consecutive cases. Arch Orth Traum Surg. 1998; 117(4):205-207. doi:10.1007/s004020050230
3. Đỗ Vũ Anh. Đánh giá kết quả thay khớp háng toàn phần không xi măng sau 5 năm tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Luận văn Thạc sĩ y học. Đại học Y Hà Nội; 2016.
4. Phạm Trung Hiếu. Kết quả điều trị phẫu thuật nhiễm khuẩn sau thay khớp háng. Luận văn Thạc sĩ y học. Đại học Y Hà Nội; 2016.
5. Chitre AR, Fehily MJ, Bamford DJ. Total hip replacement after intra-articular injection of local anaesthetic and steroid. J Bone Joint Surg Br. 2007;89(2):166-168. doi:10.1302/0301-620X. 89B2. 18428
6. Ekpo TE, Berend KR, Morris MJ, Adams JB, Lombardi AV. Partial two-stage exchange for infected total hip arthroplasty: a preliminary report. Clin Orthop Relat Res. 2014;472(2):437-448. doi:10.1007/s11999-013-3168-3
7. Schmidt-Braekling T, Waldstein W, Akalin E, Benavente P, Frykberg B, Boettner F. Minimal invasive posterior total hip arthroplasty: are 6 weeks of hip precautions really necessary? Arch Orthop Trauma Surg. 2015;135(2):271-274. doi:10.1007/s00402-014-2146-x
8. Huten D. Luxations et subluxations des prothèses totales de hanche. Conférences d’enseignement de la Sofcot. 2012;55:19-46. doi:10.1016/B978-2-294-73416-8.00008-7
9. Beard DJ, Palan J, Andrew JG, Nolan J, Murray DW. Incidence and effect of leg length discrepancy following total hip arthroplasty. Physiotherapy. 2008;94(2):91-96. doi:10.1016/ j.physio.2008.01.005