NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA THUỐC CHỐNG VIÊM BROMFENAC TRONG DỰ PHÒNG PHÙ HOÀNG ĐIỂM DẠNG NANG SAU PHẪU THUẬT PHACO THỂ THỦY TINH (PCME)

Vũ Văn Trường 1,, Hoàng Trần Thanh 1, Đỗ Văn Hải 1,2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện mắt Hà Đông

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu vai trò của thuốc chống viêm Bronuck (Bromfenac) trong dự phòng phù hoàng điểm dạng nang sau phẫu thuật  phaco tại bệnh viện Mắt Hà Đông. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 184 mắt sau phẫu thuật phaco thay thể thủy tinh sau đó đánh giá vai trò dự phòng của thuốc chống viêm Bronuck 0.1%(Bromfenac0.1%) bằng theo dõi các chỉ sô CST, CV, CAT trên Máy chụp cắt lớp quang học Cirrus HD –OCT 5000 qua các thời điểm trước phẫu thuật, 1 tuần, 5 tuần, 9 tuần sau phẫu thuật từ  tháng 10/2021 đến hết tháng 8/2022 tại Bệnh viện Mắt Hà Đông. Kết quả: Khả năng dự phòng phù hoàng điểm dạng nang Bronuck (Bromfenac 0.1%) khi phối hợp với Dexamethasone tại chỗ là tốt hơn khi so với Dexamethasone đơn trị liệu tại chỗ với tỉ lệ bị bệnh là 0% ở nhóm Bromfenac + Dexamethasone và 2.2% ở nhóm Dexamethasone đơn trị liệu. Thay đổi CST ở nhóm dùng thêm Bromfenac 2.97 ± 23.48, 1.5 ± 10.25 µm tốt hơn so với chỉ dùng Decamethasone đơn thuần  là 15.60 ± 39.77, 13.2± 40.5 µm tại thời điểm 5 tuần, 9 tuần sau phẫu thuật với p < 0.05. Mức độ cải thiện thị lực so các thời điểm 5 tuần và 9 tuần là tương đương với p lần lượt là 0.25 và 0.745. Bromfenac+ Dexamethasone là 0.5699 ± 0.2327 và 0.5772 ± 0.2396 LogMAR; Dexamethasone đơn thuần 0.5872 ± 0.2236 và 0.5897± 0.2257 LogMAR. Kết luận: Sử dụng OCT như là phương tiện cận lâm sàng không xâm lấn, với độ tin cậy và an toàn cao cho phép chúng ta phát hiện và chẩn đoán, theo dõi, điều trị phù hoàng điểm dạng nang(PCME).Dùng dung dịch Bromfenac kết hợp Dexamethasone có tác dụng dự phòng phù hoàng điểm dạng nang tốt hơn so với Dexamethasone đơn trị liệu

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bellocq D, Mathis T, Voirin N, et al. Incidence of Irvine Gass Syndrome after Phacoemulsification with Spectral-Domain Optical Coherence Tomography. Ocul Immunol Inflamm. 2019;27(8): 1224-1231. doi:10.1080/09273948.2019.1634215
2. Campa C, Salsini G, Perri P. Comparison of the Efficacy of Dexamethasone, Nepafenac, and Bromfenac for Preventing Pseudophakic Cystoid Macular Edema: an Open-label, Prospective, Randomized Controlled Trial. Curr Eye Res. 2018; 43(3):362-367. doi:10.1080/02713683.2017.1396615
3. Ursell PG, Spalton DJ, Whitcup SM, Nussenblatt RB. Cystoid macular edema after phacoemulsification: relationship to blood-aqueous barrier damage and visual acuity. J Cataract Refract Surg. 1999;25(11):1492-1497. doi:10.1016/s0886-3350(99)00196-0
4. Flach AJ. The incidence, pathogenesis and treatment of cystoid macular edema following cataract surgery. Trans Am Ophthalmol Soc. 1998;96:557-634.
5. Kessel L, Tendal B, Jørgensen KJ, et al. Post-cataract prevention of inflammation and macular edema by steroid and nonsteroidal anti-inflammatory eye drops: a systematic review. Ophthalmology. 2014;121(10):1915-1924. doi:10.1016/j.ophtha.2014.04.035
6. Wielders LHP, Schouten JSAG, Nuijts RMMA. Prevention of macular edema after cataract surgery. Curr Opin Ophthalmol. 2018;29(1):48-53. doi:10.1097/ICU.0000000000000436
7. Mathys KC, Cohen KL. Impact of nepafenac 0.1% on macular thickness and postoperative visual acuity after cataract surgery in patients at low risk for cystoid macular oedema. Eye (Lond). 2010;24(1):90-96. doi:10.1038/eye.2009.10
8. Zaczek A, Artzen D, Laurell CG, Stenevi U, Montan P. Nepafenac 0.1% plus dexamethasone 0.1% versus dexamethasone alone: effect on macular swelling after cataract surgery. J Cataract Refract Surg. 2014;40(9):1498-1505. doi: 10.1016/ j.jcrs.2013.12.023
9. Wielders LHP, Schouten JSAG, Winkens B, et al. European multicenter trial of the prevention of cystoid macular edema after cataract surgery in nondiabetics: ESCRS PREMED study report 1. J Cataract Refract Surg. 2018;44(4):429-439. doi:10.1016/j.jcrs.2018.01.029