KHẢO SÁT ĐỘ DÀI CỔ TỬ CUNG Ở 3500 THAI PHỤ CÓ TUỔI THAI TỪ 19-23 TUẦN 6 NGÀY BẰNG SIÊU ÂM QUA ĐƯỜNG ÂM ĐẠO

Bá Quyết Vũ 1,, Xuân Hợi Nguyễn 1, Thị Hoa Đào 1, Bích Thủy Đinh 1, Thị Huyền Linh Nguyễn 1
1 Bệnh viện Phụ Sản Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát độ dài cổ tử cung (CTC) ở 3500 thai phụ có tuổi thai từ 19– 23 tuần bằng siêu âm qua đường âm đạo. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, 3500 thai phụ đến khám thai tại Khoa Khám bệnh – BVPSTW có tuổi thai từ 19 – 23 tuần phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ. Các thai phụ được khám lâm sàng, siêu âm hình thái thi nhi và đo độ dài cổ tử cung trong khoảng thời gian từ tháng 02/2019 đến tháng 03/2021. Kết quả nghiên cứu: Độ dài CTC trung bình của 3500 thai phụ có tuổi thai từ 19-23 tuần là 35,8±5,5mm, không có sự khác biệt về độ dài CTC trung bình giữa các tuần thai. Độ dài CTC trung bình ở nhóm đẻ đủ tháng là 36,5±5,7 mm, độ dài CTC trung bình ở nhóm có tiền sử đẻ non là 35,2±6,3 mm; sự khác biệt  về độ dài CTC trung bình giữa hai nhóm  có ý nghĩa thống kê với P<0,05. Nhóm có độ dài CTC ngắn (≤25mm) có nguy đẻ non cao gấp 4 lần so với nhóm có độ dài CTC bình thường (OR=4; 95%CI:2,2-7,6). Tỷ lệ thai phụ có độ dài CTC ngắn (≤25mm) trong nghiên cứu là 1,9% (65 trường hợp). Kết luận: Độ dài CTC trung bình từ 19-23 tuần là 35,8±5,5mm. Độ dài CTC trung bình ở nhóm có tiền sử đẻ non ngắn hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm đẻ đủ tháng. Tỷ lệ thai phụ có độ dài CTC ≤25mm là 1,9%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO (2018), Preterm birth, www.who.int.
2. Liu L., Oza S., Hogan D., et al. (2016). Global, regional, and national causes of under-5 mortality in 2000-15: an updated systematic analysis with implications for the Sustainable Development Goals. Lancet, 388(10063), 3027–3035.
3. Kenneth Lim and Joan M. Crane K.B. (2018). No. 257-Ultrasonographic Cervical Length Assessment in Predicting Preterm Birth in Singleton Pregnancies. Journal of Obstetrics and Gynaecology Canada, 40(2), 151–164.
4. Neoma Withanawasam S.T. (2019). The shortened cervix in pregnancy: Investigation and current management recommendations for primary caregivers. Australian Journal of General Practice, 48(3), 12–15.
5. Fonseca EB, Celik E, Parra M, Singh M, Nicolaides KH. (2007). Progesterone and the risk of preterm birth among women with a short cervix. The New England journal of medicine, 357(5), 462-9.
6. Blencowe H., Cousens S., Oestergaard M.Z., et al. (2012). National, regional, and worldwide estimates of preterm birth rates in the year 2010 with time trends since 1990 for selected countries: a systematic analysis and implications. Lancet, 379(9832), 2162–2172.
7. FIGO COMMITTEE REPORT (2015). Best practice in maternal–fetal medicine. International Journal of Gynecology and Obstetrics, 128, 80–82.
8. Nguyễn Công Định (2009), Nghiên cứu đo độ dài cổ tử cung ở phụ nữ có thai 20 - 24 tuần bằng phương pháp siêu âm tầng sinh môn, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
9. Buck J.N., Orzechowski K.M., and Berghella V. (2017). Racial disparities in cervical length for prediction of preterm birth in a low risk population. The Journal of Maternal-Fetal & Neonatal Medicine, 30(15), 1851–1854.