NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG KỸ THUẬT ĐẶT ĐƯỜNG TRUYỀN TRONG XƯƠNG TRONG CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN Ở NGƯỜI LỚN

Nguyễn Anh Tuấn 1,2,, Đỗ Trọng Nam 2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả ứng dụng kỹ thuật đặt đường truyền trong xương chày trong cấp cứu ngừng tuần hoàn ở người lớn. Đối tượng: 42 bệnh nhân ngừng tuần hoàn tại khoa cấp cứu bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2018 đến tháng 9/2019. Phương pháp nghiên cứu: Quan sát mô tả. Các biến định lượng được trình bày theo giá trị trung bình và độ lệch chuẩn; sử dụng các test tham số cho biến phân bố chuẩn và test phi tham số cho biến phân bố không chuẩn; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Các biến định tính được trình bày theo tỷ lệ phần trăm (%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả: Thời gian đặt đường truyền trong xương trung bình là 14.0 ± 3.9 giây, không phụ thuộc vào chỉ số khối của cơ thể (BMI). Thủ thuật được tiến hành dễ dàng với 100% các bệnh nhân chỉ cần 1 lần nỗ lực duy nhất. Độ sâu của kim trung bình là 18.3 ± 4.2 mm, có sự khác biệt về độ sâu của kim giữa các nhóm BMI cao và thấp. Tốc độ truyền dịch qua đường truyền trong xương trung bình là 31.2 ± 9.2 ml/phút dưới tác động của trọng lực và có thể lên tới 106 ± 22.3 ml/phút khi sử dụng băng áp lực. Các thuốc, dịch dùng trong quá trình hồi sức tim phổi đều có thể được sử dụng qua đường truyền trong xương. Kết luận: Kỹ thuật đặt đường truyền trong xương chày được thực hiện dễ dàng với thời gian thực hiện ngắn, ít biến chứng. Kỹ thuật này nên được áp dụng rộng rãi trong quá trình cấp cứu, nhất là cấp cứu ngoại viện. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Petitpas F., Guenezan J., Vendeuvre T. và cộng sự (2016). Use of intra-osseous access in adults: a systematic review. Crit Care, 20, 102.
2. Ong M. E., Chan Y. H., Oh J. J. và cộng sự (2009). An observational, prospective study comparing tibial and humeral intraosseous access using the EZ-IO. Am J Emerg Med, 27 (1), 8-15.
3. Sunde G. A., Heradstveit B. E., Vikenes B. H. và cộng sự (2010). Emergency intraosseous access in a helicopter emergency medical service: a retrospective study. Scand J Trauma Resusc Emerg Med, 18, 52.
4. Paxton JH, Knuth TE, Klausner HA (2009). “Proximal humerus intraosseous infusion: a preferred emergency venous access”. J Trauma 2009 Sep;67(3):606-11
5. Torres F, Galán MD, Alonso Mdel M, Suárez R, Camacho C, Almagro V (2013). “Intraosseous access EZ-IO in a prehospital emergency service”. J Emerg Nurs; 39:511-4
6. Leidel B. A., Kirchhoff C., Bogner V. và cộng sự (2012). Comparison of intraosseous versus central venous vascular access in adults under resuscitation in the emergency department with inaccessible peripheral veins. Resuscitation, 83 (1), 40-45.
7. Reades R, Studnek JR, Garrett JS, Vandeventer S, Blackwell T. (2011) “Comparison of first-attempt success between tibial and humeral intraosseous insertions during out-of-hospital cardiac arrest”. Prehosp Emerg Care; 15:278–81
8. Frascone RJ, Jensen JP, Kaye K, Salzman JG (2007): “Consecutive field trials using two different intraosseous devices.” Prehosp Emerg Care; 11:164–71