ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG CÓ RỐI LOẠN LIPID MÁU

Lưu Quang Tiến 1,, Nguyễn Văn Đoàn 1, Nguyễn Anh Minh 1
1 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống và mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có rối loạn lipid máu. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 72 bệnh nhân được chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống theo tiêu chuẩn SLICC 2012 tại Trung Tâm Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng Bệnh Viện Bạch Mai từ tháng 6 năm 2021 đến tháng 10 năm 2022. Kết quả: Tỉ lệ rối loạn lipid máu là 69,44%, trong đó tỉ lệ bệnh nhân có tăng cholesterol là 25%, tăng triglycerid là 47,22%, tăng LDL-C là 13,89% và giảm HDL-C là 41,67%. Tập trung chủ yếu trong độ tuổi sinh đẻ, tỷ lệ nữ/nam là 7:1, độ tuổi trung bình là 36,11 ± 13,15. Nhóm bệnh có chỉ số hoạt động bệnh cao hơn so với nhóm chứng ( 12,39 ± 7,03 so với 10,13 ± 5,57), tỉ lệ dương tính với kháng thể kháng nhân ANA, kháng thể kháng chuỗi kép dsDNA của nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng. Ngoài ra, nhóm bệnh có bổ thể C3, C4, albumin máu trung bình thấp hơn nhóm chứng và protein niệu 24 giờ cao hơn. Kháng thể kháng chuỗi kép DsDNA dương tính làm tăng nguy cơ rối loạn lipid máu lên 10,2 lần.  Kết luận: Ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống, tỉ lệ rối loạn lipid máu chiếm tỉ lệ cao, có mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và kháng thể kháng chuỗi kép DsDNA.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ando, T., et al. (2019), "Acute Myocardial Infarction Outcomes in Systemic Lupus Erythematosus (from the Nationwide Inpatient Sample)", Am J Cardiol. 123(2), pp. 227-232.
2. Zhou, B., Xia, Y., and She, J. (2020), "Dysregulated serum lipid profile and its correlation to disease activity in young female adults diagnosed with systemic lupus erythematosus: a cross-sectional study", Lipids Health Dis. 19(1), p. 40.
3. Sari, R. A., et al. (2002), "Serum lipoprotein(a) level and its clinical significance in patients with systemic lupus erythematosus", Clin Rheumatol. 21(6), pp. 520-4.
4. Tselios, K., et al. (2016), "Dyslipidemia in systemic lupus erythematosus: just another comorbidity?", Semin Arthritis Rheum. 45(5), pp. 604-10.
5. Atik, N., Hayati, R. U., and Hamijoyo, L. (2020), "Correlation Between Steroid Therapy and Lipid Profile in Systemic Lupus Erythematosus Patients", Open Access Rheumatol. 12, pp. 41-46.
6. Wade, N. S., and Major, A. S. (2011), "The problem of accelerated atherosclerosis in systemic lupus erythematosus: insights into a complex co-morbidity", Thromb Haemost. 106(5), pp. 849-57
7. Wijaya, L. K., et al. (2005), "The proportion of dyslipidemia in systemic lupus erythematosus patient and distribution of correlated factors", Acta Med Indones. 37(3), pp. 132-44.
8. Nguyễn Hữu Trường, “Nghiên cứu mối tương quan giữa mức độ hoạt động bệnh với một số tự kháng thể trong lupus ban đỏ hệ thống”, Luận văn Tiến sĩ Y học, trường Đại học Y Hà Nội, 2017.
9. Đỗ Thúy Vân, “Nghiên cứu mối liên quan giữa tình trạng rối loạn lipid máu và mức độ hoạt động của bệnh lupus ban đỏ hệ thống”, Luận văn Thạc sĩ Y học, trường Đại học Y Hà Nội, 2017.