TỶ LỆ ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG THAI NHỎ ≤8 TUẦN BÁM SẸO MỔ LẤY THAI BẰNG HÚT THAI DƯỚI SIÊU ÂM TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ thành công của phương pháp hút thai dưới siêu âm đối với thai nhỏ hơn hay bằng 8 tuần bám sẹo mổ lấy thai (SMLT). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca khảo sát 100 trường hợp được chẩn đoán xác định là thai ≤ 8 tuần bám sẹo mổ lấy thai nhập và điều trị ban đầu bằng phương pháp hút thai dưới siêu âm tại khoa Phụ Ngoại Ung Bướu bệnh viện Hùng Vương từ tháng 01/06/2020 đến tháng 01/06/2021. Kết quả: Độ tuổi trung bình của các đối tượng này là 36,2 ± 4,9 tuổi. Triệu chứng thường gặp nhất là ra huyết âm đạo có hoặc không kèm theo đau bụng 23%. Tuổi thai trung bình là trung bình 5,9±0,9 tuần. Đa số trường hợp thai bám SMLT là không có tim thai chiếm 79%. Kích thước trung bình khối thai trước can thiệp thủ thuật là 21,3±9,6 mm. Bề dầy cơ tử tại SMLT trung bình là 3,3 ± 1,0 mm. COS2- chiếm đa số với 75%, COS2- chiếm số ít với 25%. Nồng độ β-hCG trung bình trước can thiệp 48331,2 ± 37350 mUI/ml. Tỉ lệ thành công của điều trị thai ≤8 tuần bám SMLT bằng phương pháp hút thai dưới SA là 92%, thất bại là 8%. Kết luận: Hút thai dưới SA trong điều trị thai ≤8 tuần bám SMLT, có bề dầy cơ tử cung trên 2mm có thể được cân nhắc là một phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Mổ lấy thai, hút thai, siêu âm
Tài liệu tham khảo
2. Rotas, M.A., S. Haberman, and M. Levgur, Cesarean scar ectopic pregnancies: etiology, diagnosis, and management. Obstetrics & Gynecology, 2006. 107(6): p. 1373-1381.
3. Jurkovic, D., Knez, et al., Surgical treatment of Cesarean scar ectopic pregnancy: efficacy and safety of ultrasound‐guided suction curettage. Ultrasound in Obstetrics & Gynecology, 2016. 47(4): p. 511-517.
4. Timor-Tritsch, I.E., Monteagudo, et al., The diagnosis, treatment, and follow-up of cesarean scar pregnancy. American journal of obstetrics and gynecology, 2012. 207(1): p. 44. e1-44. e13.
5. Timor-Tritsch, I.E. and A. Monteagudo, Unforeseen consequences of the increasing rate of cesarean deliveries: early placenta accreta and cesarean scar pregnancy. A review. American journal of obstetrics and gynecology, 2012. 207(1): p. 14-29.
6. Polat, I., Ekiz,, et al., Suction curettage as first line treatment in cases with cesarean scar pregnancy: feasibility and effectiveness in early pregnancy. The Journal of Maternal-Fetal & Neonatal Medicine, 2016. 29(7): p. 1066-1071.
7. Wang, S., Y. Li, and X. Ma, Lower uterine segment thickness in assessing whether cesarean scar pregnancy patients could be treated with suction curettage. The Journal of Maternal-Fetal & Neonatal Medicine, 2020. 33(19): p. 3332-3337.
8. Tuan Minh Vo, T.V., Long Nguyen, Management of cesarean scar pregnancy among Vietnamese women. Gynecology and minimally invasive therapy, 2019. 8(1): p. 12.