TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN CỦA BỆNH NHÂN MỚI VÀO KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC, BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2021- 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả được đặc điểm căn nguyên vi khuẩn và tình trạng nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn ở các bệnh nhân mới vào khoa Hồi sức tích cực. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 174 bệnh nhân nhiễm khuẩn mới vào điều trị tại khoa Hồi sức tích cực có kết quả nuôi cấy dương tính trong 48h đầu từ tháng 8/2021 đến tháng 7/2022. Kết quả: Trong 174 bệnh nhân nhiễm khuẩn vào khoa Hồi sức tích cực có mẫu nuôi cấy dương tính, vi khuẩn thường gặp nhất là những vi khuẩn Gram âm với tỷ lệ K.pneumonia (34.5%), A.baumannii (29.9), P.aeruginosa (12.1%), E.coli (12.1%), S.aureus (10.9%). Trong đó, tính nhạy cảm kháng sinh của A.baumannii và K.pneumonia đang có xu hướng giảm đặc biệt với Colistin với nồng độ ức chế tối thiểu tương ứng MIC50=0,19 µg/mL, MIC90=0,75 µg/mL và MIC50=0,38 µg/mL, MIC90=6 µg/mL.Vi khuẩn Gram dương chủ yếu là S.aureus kháng methicillin (MRSA) còn nhạy với vancomycin (MIC50=1µg/mL, MIC90=1 µg/mL). Chủng vi khuẩn E.coli còn nhạy với carbapenem và amikacin. Kết luận: Những bệnh nhân đã có nhiễm khuẩn lúc mới vào khoa Hồi sức tích cực đều có tình trạng nặng. Đa số bệnh nhân từ nơi khác chuyển đến đều nhiễm vi khuẩn gram âm. Tình trạng nhạy cảm kháng sinh đang có xu hướng giảm, ngay cả với các kháng sinh dự trữ đặc biệt vi khuẩn A.baumannii và K.pneumonia.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn cộng đồng, vi khuẩn
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y Tế. Tài liệu đào tạo Kiểm soát nhiễm khuẩn. Cục quản lý khám chữa bệnh. Accessed July 11, 2021. https://kcb.vn/vanban/tai-lieu-dao-tao-kiem-soat-nhiem-khuan
3. Hamouche E, Sarkis DK. [Evolution of susceptibility to antibiotics of Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa and Acinetobacter baumanii, in a University Hospital Center of Beirut between 2005 and 2009]. Pathol Biol (Paris). 2012;60(3):e15-20.
4. Nguyễn Đức Quỳnh, Bùi Thị Hương Giang (2020). Đặc điểm tỉ lệ tử vong của các loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp và căn nguyên gây bệnh phân lập được tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí y học Việt Nam, 2020:193-197.
5. Vũ Tuấn Dũng, Đặng Quốc Tuấn (2021). Tình hình nhiễm vi khuẩn gram âm ở bệnh nhân mới vào khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai năm 2020 - 2021. Tạp chí y học Việt Nam. 2021; 507(2).
6. Vincent JL, Sakr Y, Singer M, et al. Prevalence and Outcomes of Infection Among Patients in Intensive Care Units in 2017. JAMA. 2020;323(15):1478-1487.
7. Lê Sơn Việt (2020). Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
8. Bùi Hồng Giang (2013). Nghiên cứu đặc điểm vi khuẩn và điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai năm 2012, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội
9. Trần Văn Ngọc (2016). Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC90) của meropenem, imipenem và vancomycin trên vi khuẩn gây viêm phổi tại BV Chợ Rẫy. Hội Hô Hấp TP.HCM. http://www.hoihohaptphcm.org/index.php/chuyende/benh-phoi/300-nong-do-uc-che-toi-thieu-mic90-cua-meropenem-imipenem-vancomycin-tren-vi-khuan-gay-viem-phoi-tai-benh-vien-cho-ray
10. T.P.Lodise, J.Graves A. Evans, E.Graffunder, M Helmecke, B.M. Lomaestro, and K. Stellrecht. Relationship between Vancomycin MICandFailure among Patients withMethicillin-Resistant Staphylococcus aureus Bacteremia TreatedwithVancomycin.AntimicrobialAgentsAnd Chemotherapy,Sept.2008,p.3315–3320 Vol.52,No.9