ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Nguyễn Danh Đức 1,, Hoàng Bùi Hải 1, Nguyễn Kim Thư 2
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM) là nhiễm trùng bệnh viện phổ biến nhất và gây tử vong nhiều nhất ở các đơn vị hồi sức tích cực. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân viêm phổi liên quan thở máy góp phần quan trọng trong phát hiện sớm, lựa chọn kháng sinh điều trị ban đầu phù hợp, giảm biến chứng và tỷ lệ tử vong cho người bệnh. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân viêm phổi liên quan thở máy điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Có 162 bệnh nhân là đối tượng của nghiên cứu. Thông tin được thu thập từ bệnh án hoặc khai thác từ người nhà theo mẫu Bệnh án nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình của các bệnh nhân trong nghiên cứu là 65,8±17,2 tuổi. Thời gian xuất hiện VPLQTM trung bình là 5,5±2,4 ngày, VPLQTM muộn chiếm 58,0%. Triệu chứng lâm sàng khi xuất hiện VPLQTM là sốt ≥ 380C (75,3%), ran phổi (88,9%), tăng tiết đờm/đờm đục (95,1%). Triệu chứng cận lâm sàng khi xuất hiện VPLQTM bạch cầu máu tăng trên 12x109/L (79,0%), Pro-calcitonin máu tăng trên 0,5ng/mL (89,5%) và có hình ảnh X-Quang phổi thâm nhiễm lan toả (42,6%) và đông đặc phổi (31,5%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kalil AC, Metersky ML, Klompas M, et al. Management of Adults With Hospital-acquired and Ventilator-associated Pneumonia: 2016 Clinical Practice Guidelines by the Infectious Diseases Society of America and the American Thoracic Society. Clinical infectious diseases: an official publication of the Infectious Diseases Society of America. 2016;63(5):e61-e111.
2. Melsen WG, Rovers MM, Groenwold RH, et al. Attributable mortality of ventilator-associated pneumonia: a meta-analysis of individual patient data from randomised prevention studies. The Lancet Infectious diseases. 2013;13(8):665-671.
3. Wang Y, Eldridge N, Metersky ML, et al. National trends in patient safety for four common conditions, 2005-2011. The New England journal of medicine. 2014;370(4):341-351.
4. Hoàng Khánh Linh. Nghiên cứu đặc điểm viêm phổi liên quan thở máy tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2017-2018: Luận văn Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội; 2018.
5. Trịnh Thị Hoàng Anh. Đánh giá vi khuẩn và tình trạng kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn gây viêm phổi liên quan đến thở máy tại đơn vị Hồi sức ngoại bệnh viện Bạch Mai năm 2020: Luận văn thạc sĩ y học Trường Đại học Y Hà Nội; 2020.
6. But A, Yetkin MA, Kanyilmaz D, et al. Analysis of epidemiology and risk factors for mortality in ventilator-associated pneumonia attacks in intensive care unit patients. Turkish journal of medical sciences. 2017;47(3):812-816.
7. Chang L, Dong Y, Zhou P. Investigation on Risk Factors of Ventilator-Associated Pneumonia in Acute Cerebral Hemorrhage Patients in Intensive Care Unit. Canadian respiratory journal. 2017;2017:7272080.
8. Liu Y, Di Y, Fu S. Risk factors for ventilator-associated pneumonia among patients undergoing major oncological surgery for head and neck cancer. Frontiers of medicine. 2017;11(2):239-246.
9. Trần Thị Mộng Lành và Hoàng Tiến Mỹ. Khảo sát sự đề kháng kháng sinh của vị khuẩn gây viêm phổi trên bệnh nhân thở máy tại bệnh viện đa khoa Kiên Giang. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2019;1(Phụ bản tập 23):75-81.